6 đại kỵ khi ăn bánh Trung thu, ai cũng nên biết tránh gây hại cho sức khỏe

Bánh Trung thu ngon, lạ miệng, giàu dinh dưỡng nhưng không thể ăn tùy tiện được. Có 6 điều cần tránh khi ăn bánh Trung thu mà ai cũng cần phải biết.

Đến hẹn lại lên, cứ đến Rằm tháng 8 hay còn gọi là Tết Trung Thu, các loại bánh Trung thu lại được bày bán phong phú, đa dạng về mẫu mã và chủng loại.

Thành phần chính của bánh Trung thu là tinh bột, đường và chất béo. Vì thế, người tiêu dùng không nhất thiết phải mua loại quá đắt đỏ, tuy nhiên không lựa chọn sản phẩm trôi nổi, hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm biến dạng, hàng lậu… Nếu mua bánh Trung thu tự làm cần biết rõ địa chỉ tin cậy.

Với những bánh Trung thu tươi, bánh cổ truyền thường là không có chất bảo quản, nên ăn ngay trong thời hạn sử dụng.

Nếu phát hiện thấy bánh có mùi lạ, tơi bở, vón cục, màu sắc bất thường thì tuyệt đối không tiếc rẻ cố ăn.

Ngoài ra, mỗi người chỉ nên ăn một miếng (bằng 1/8 chiếc bánh). Nếu ăn bánh Trung thu thì lưu ý nên bớt đi một bát cơm hoặc lượng thức ăn tương ứng, đồng thời tăng lượng rau xanh để tống chất béo ra ngoài và ngăn ngừa tăng đường huyết nhanh, bởi bánh Trung thu rất ngọt.

6 đại kỵ khi ăn bánh Trung thu, ai cũng nên biết tránh gây hại cho sức khỏe 0

Đặc biệt có 6 điều cần lưu ý khi ăn bánh Trung thu

Không ăn bánh Trung thu vào lúc đói

Nhiều lúc đói, nhìn thấy bánh Trung thu là bạn muốn ăn ngay cho thỏa cơn thèm, nhưng ăn đồ ngọt lúc đói sẽ làm bạn mất đi một lượng lớn vitamin B - loại vitamin giúp chuyển hóa đường thành năng lượng hữu ích.

Việc ăn bánh Trung thu lúc này chẳng những khiến bạn mệt mỏi, uể oải hơn mà còn làm cho bạn tăng cân nhanh chóng do đường chuyển hoá thành chất béo.

Không ăn ngay sau khi ăn cơm

Các chuyên gia y tế cho biết khi bạn vừa ăn cơm, lượng tinh bột và đường đã đủ, nếu bạn ăn bánh Trung thu ngay sẽ khiến đường tăng cao trong máu

Dẫn đến việc năng lượng dư thừa sẽ chuyển thành chất béo dự trữ không tốt cho huyết áp. Tốt nhất bạn nên ăn bánh Trung thu sau 3h ăn cơm và ăn kèm cùng hoa quả.

Không ăn sau 19h

Buổi tối, nhất là khoảng thời gian sau 7h tối, cơ thể của chúng ta sẽ vận động ít hơn. Việc ăn bánh Trung thu lúc này sẽ biến năng lượng đó thành dư thừa, thay vì tiêu hao cho các hoạt động, nó sẽ tích tụ thành chất béo và gây tăng cân, không tốt cho huyết áp.

6 đại kỵ khi ăn bánh Trung thu, ai cũng nên biết tránh gây hại cho sức khỏe 1

Không ăn quá nhiều

Một chiếc bánh Trung thu chứa rất nhiều năng lượng, 120g bánh Trung thu cung cấp khoảng 700-900 calo, trong khi 1 người trưởng thành năng lượng cần khoảng 2000 calo cho 1 ngày.

Vì thế nếu ăn quá nhiều bánh sẽ dẫn đến tăng cân, không tốt cho huyết áp nói riêng và cả sức khỏe của bạn nói chung…

Không ăn cùng trà đặc, cà phê và nước có ga

Nhiều người thường có thói quen ăn bánh Trung thu nhâm nhi cùng cà phê, trà đặc hay nước ngọt có gas, tuy nhiên thói quen này gây hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân là do caffein hay chất kích thích luôn là kẻ thù của huyết áp cao. Thay vì những loại nước không tốt đó bạn có thể kết hợp bánh Trung thu với các loại nước ép trái cây tươi.

Không ăn bánh quá hạn

Bánh Trung thu được làm với nhân thập cẩm, trong đó có mứt, đường và có thể có trứng, những thành phần này thời gian bảo quản rất ngắn (nhanh biến đổi) rất dễ gây nên các vấn đề về tiêu hóa ảnh hướng xấu đến sức khỏe.

Thạch Thảo

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính