1. Khoai tây lát mỏng
Khoai tây chiên là sáng chế tình cờ của đầu bếp George Crum người Mỹ. Một trong những món của nhà hàng nơi ông làm việc là khoai tây chiên kiểu Pháp, ăn bằng dĩa.
Tuy nhiên vào một ngày hè năm 1953, một khách hàng nhận xét món khoai tây chiên của Crum quá dày và thiếu muối. Do đó Crum đã làm lại mẻ khoai chiên mỏng hơn cho khách hàng khó tính, nhưng vị khách vẫn càu nhàu.
Tức giận và nản chí, Crum quyết định làm mẻ bánh mỏng đến mức khách hàng không thể dùng dĩa xiên được. Ngạc nhiên là mẻ khoai này lại được ưa thích. Từ đó, khoai tây lát mỏng ra đời và sau này trở nên phổ biến toàn thế giới.
2. Kem que
Năm 1905, cậu bé 11 tuổi Frank Epperson (San Francisco, Mỹ) đã khuấy hỗn hợp bột soda vào cốc nước và để quên ngoài hiên nhà vào một đêm rất lạnh.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, Frank phát hiện món đồ uống đã biến thành thứ giống kẹo mút đông lạnh. Sau nhiều năm làm món này cho bạn bè và các con, anh nộp đơn xin cấp bằng sáng chế vào năm 1924.
Đến năm 1925, anh bán bản quyền kem que cho công ty Joe Lowe ở New York.
3. Công nghệ chống dính Teflon
Việc phát hiện ra công nghệ chống dính đầu tiên bắt đầu bằng các nghiên cứu về… tủ lạnh. Lúc đó, các nhà khoa học tại nhà máy Chemicals Kinetic, một công ty con của tập đoàn DuPont, đang tìm kiếm một loại hóa chất ít độc hại hơn để dùng làm chất làm lạnh mới.
Năm 1938, nhà khoa học Roy Plunkett ở Ohio (Mỹ) đã chế tạo một hỗn hợp nhằm tạo ra khí tetrafluoroethylene. Sáng hôm sau, ông phát hiện ra một chất sáp màu trắng, chứ không phải khí như ông đã tưởng.
Sau khi phân tích, chất mới được tìm thấy là polytetrafluoroethylene, viết tắt là PTFE, và nó được công nhận là một hợp chất có tác dụng trơn trượt đặc biệt. Chất hóa học này được cấp bằng sáng chế vào năm 1941. Hãng DuPont cũng đã đăng ký nhãn hiệu cho chất này là Teflon vào năm 1945.
Nhờ phát minh về chất Teflon, Plunkett đã được giới thiệu vào tổ chức Những nhà sáng chế nổi tiếng của Mỹ vào năm 1985.
Tuy nhiên, phải đến khi Marc Gregoire, một kỹ sư người Pháp, phát hiện ra cách liên kết PTFE vào nhôm, thì chiếc chảo chống dính đầu tiên trên thế giới mới được tạo ra.
4. Lò vi sóng
Năm 1945, kỹ sư nghiên cứu về ra-đa Percy Spencer đã tiến hành thử nghiệm với một ống chân không mới, gọi là Maghetron, trong khi đang cộng tác cùng Raytheon Corporation.
Ông lấy làm tò mò khi một thỏi kẹo trong túi áo ông bị chảy ra. Ông đã thử nghiệm với bỏng ngô. Và từ đó ý tưởng về một chiếc lò vi sóng đã được nhen nhóm. Năm 1947, Raytheon tạo ra chiếc lò vi sóng đầu tiên với tên gọi Radarange.
5. Giấy nhớ
Giấy nhớ là một sản phẩm hữu dụng với học sinh sinh viên và dân văn phòng, dùng để ghi nhớ kiến thức hay nhắc nhở công việc quan trọng hàng ngày.
Giấy nhớ là một phát minh hoàn toàn tình cờ của TS Spencer Silver ở công ty 3M của Mỹ. Chất keo trên giấy nhớ ban đầu được tạo ra với mục đích dùng trong ngành… hàng không vũ trụ. Nhưng trái ngược, TS Silver đã chỉ có thể đem lại cho nhân loại một chất keo đủ mạnh để… giữ giấy.
Mặc dù công ty cho rằng đây là một thất bại, song chất keo này lại hữu ích vì có thể tái chế, dễ xé mà không để lại lớp keo dính trên bề mặt.
Đến năm 1974, một kỹ sư hóa học có tên Arthur Fry ở công ty #M đã tham dự buổi hội thảo của TS Silver về chất keo này. Bằng cách dùng chúng dán giấy đánh dấu quyển thánh ca của mình. Fry đã tìm ra cách sử dụng hữu ích chất keo này.
Ông nêu ý tưởng với TS Silver và khuyên dùng giấy với loại keo dàn để dán thay vì gắn cố định bằng đinh.
Ngày nay, giấy nhớ đã trở thành sản phẩm phổ biến, tiện lợi trong đời sống hàng ngày.
(Theo Relatively Interesting)
Trang ĐặngBạn đang xem bài viết 5 phát minh hữu ích của nhân loại được sáng chế nhờ may mắn tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].