1. Phụ nữ thích buôn chuyện về người khác
Nhiều người có định kiến rằng nữ giới thích buôn chuyện về người khác (gossip) và mưu mô hơn, thậm chí cho rằng phụ nữ đi làm chỉ để tám với đồng nghiệp.
Định kiến này thường ảnh hưởng nhiều tới phụ nữ khi họ muốn tiềm việc.
Tuy nhiên các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm cho thấy tất cả mọi người đều buôn chuyện về người khác theo cách giống nhau, bất kể giới tính.
Bên cạnh đó thí nghiệm cho thấy con người chỉ dành 14% cuộc hội thoại để "gossip" mà thôi..
Đồng thời những "gossip" của phụ nữ thường mang tính tốt hoặc trung lập, trong khi những câu chuyện phiếm của đàn ông thường là tiêu cực nhiều hơn.
Thêm vào đó, trái với định kiến nhiều người mang thì người già lại buôn chuyện sau lưng người khác ít hơn giới trẻ. Họ thường nói về ai đó theo cách tích cực hơn, còn người trẻ có vẻ tiêu cực hơn.
2. Người già phải được tôn trọng
Sự tôn trọng dành cho người già xuất phát từ thời nguyên thủy khi thế hệ cũ là nguồn kiến thức duy nhất về thế giới xung quanh chúng ta.
Hiện nay, những nguồn kiến thức như vậy có rất nhiều và thế giới đang thay đổi nhanh chóng đến mức kinh nghiệm của các thế hệ trước ngay lập tức trở nên lỗi thời.
Do đó thời nay, không phải các bà là người dạy cháu đan len mà các cháu là người chỉ cho bà cách dùng điện thoại, Facebook.
Tất nhiên điều đó không có nghĩa là người cao tuổi bị đối xử khinh thường hoặc hạ mình.
Bất kỳ ai, dù họ bao nhiêu tuổi, đều xứng đáng được đối xử với thái độ lịch sự, nhưng sự tôn trọng cần dựa trên hành động chứ không phải tuổi tác.
Ví dụ, một người già hay cãi vã, xúc phạm người thân, hàng xóm, chó mèo thì khó có thể được mọi người tôn trọng.
Định kiến rằng người trẻ bắt buộc phải tôn trọng người cao tuổi cũng có thể rất nguy hiểm.
Ví dụ trẻ nhỏ được dạy như vậy sẽ nghĩ rằng chúng không được từ chối người già, dù đó là người lạ. Điều đó khiến chúng tin tưởng và đi theo người lạ chỉ vì đó là một cụ già.
3. Lười biếng là xấu
Mỗi khi chúng ta trì hoãn những việc quan trọng, bỏ một buổi tập gym, đọc một cuốn sách thay vì ôn thi, chúng ta sẽ cảm thấy xấu hổ vì đã nuông chiều sự lười biếng của bản thân.
Người lười biếng thường không được tôn trọng trong xã hội. Họ bị xúc phạm và bị gọi là những người yếu đuối, thiếu ý chí.
Nhưng thực tế tất cả chúng ta đều có quyền yếu đuối. Nếu bạn chỉ thi thoảng lười biếng thì không có gì phải xấu hổ, bởi đó là cách bảo vệ cơ thể khi bị quá tải.
Hơn nữa, sau khi được nghỉ ngơi, chúng ta cũng sẽ trở nên năng suất hơn và tìm được giải pháp hay cho những vấn đề phức tạp.
4. Tình yêu cần vất vả, hy sinh
Theo các chuyên gia tâm lý, gia đình và tình yêu không phải nơi làm việc hay chiến trường. Bạn không cần hy sinh bản thân.
Trong một mối quan hệ lành mạnh, mọi người không phải đối thủ của nhau mà là đồng đội. Các bạn có thể xảy ra mâu thuẫn, nhưng hai bên cần sẵn sàng giải quyết vấn đề.
Nếu bạn không hạnh phúc khi ở bên người yêu, nếu bạn bị phớt lờ hay đối phương không biết mình đang tổn thương bạn thì mối quan hệ đó cần phải chấm dứt.
Điều đó không có nghĩa đối phương không tốt, chỉ là vì bạn mong muốn những điều khác, và hai bạn không thể chung một con đường.
5. Công việc của đàn ông và công việc của phụ nữ
Nhiều công việc vẫn được phân chia là của nam và của nữ. Người ta cho rằng phụ nữ không phù hợp những công việc công nghệ, còn nam giới thì thiếu cảm thông, không phù hợp với việc chăm sóc người già hay trẻ nhỏ.
Tuy nhiên khoa học tâm thần đã chứng minh bộ não độc lập với giới tính. Bộ não phản ánh cuộc sống mà chúng ta được định hướng.
Nếu một cậu bé được chơi Lego từ nhỏ và thường xuyên thiết kế ra các món đồ chơi, thì có khả năng cậu bé đó sẽ trở thành kỹ sư giỏi.
Một cô bé được cho chơi búp bê và dạy cách chăm sóc nhà cửa thì bộ não cũng sẽ điều chỉnh, thích nghi theo đó.
Chúng ta chính là người lập trình thái độ về giới tính cho con cái chứ không phải bộ não quy định nam hay nữ có khuynh hướng thiên về nghề nghiệp cụ thể nào.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 5 định kiến lỗi thời từ thế hệ trước đi ngược với xã hội văn minh tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].