5 điều đại kỵ khi dùng nhân sâm, nếu phạm phải bổ đâu chưa thấy đã tiền mất tật mang

 Nhân sâm nếu không được sử dụng đúng cách, không những không đem lại tác dụng với sức khỏe mà còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy nhân sâm kỵ gì?

5 đại kỵ khi dùng nhân sâm 

Không dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm

Thông thường, chúng ta sử dụng đồ kim loại để chế biến thức ăn. Tuy nhiên, khi nấu nhân sâm thì đây lại là điều tối kỵ. Lý do là những kim loại có thể bị hòa tan khi nấu và làm mất tác dụng của nhân sâm, biến dược liệu quý thành một độc dược vô cùng nguy hiểm.

Không kết hợp nhân sâm với các loại trà

Trong trà có chứa những dược chất khi kết hợp sẽ làm mất tác dụng của nhân sâm. Khi kết hợp 2 thứ này với nhau thì tính bổ dưỡng của nhân sâm bị tiêu diệt. Do vậy, để có thể phát huy tác dụng tối đa của nhân sâm, bạn nên sử dụng nhân sâm và trà cách nhau khoảng 2-3 tiếng.

Không dùng nhân sâm sau bữa ăn hải sản

Theo Y học cổ truyền, nhân sâm là loại dược liệu đại bổ khí, tính hàn.. Ngược lại, hải sản là thực phẩm đại hạ khí. Hai món này này khi kết hợp với nhau không những không đem lại tác dụng mà còn triệt tiêu nhau, gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Thông thường Hải sản là những loài sống dưới nước có tính hàn lạnh, khi chế chế thường dùng kèm các loại dược liệu có tính ấm nóng để tránh bị đau bụng như: Gừng, sả, ớt… Cũng theo YHCT: “Hàn ngộ hàn tắc tử” do vậy không được sử dụng nhân sâm sau khi ăn hải sản. Câu chuyện ‘’Đau bụng uống nhân sâm tắc tử” là một bài học mà ai cũng biết.

Capture

Không dùng nhân sâm với củ cải

Tương tự với hải sản, củ cải cũng mang tính đại hạ khí, trong khi đó nhân sâm lại là dược liệu đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, làm mất tác dụng và gây hại cho người sử dụng. Do vậy, sau khi uống nhân sâm, tuyệt đối không nên ăn củ cải.

Không dùng quá 200g nhân sâm hàng ngày

Mặc dù là một dược liệu vô cùng bổ dưỡng, đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều nhân sâm có thể gây ra những hiểm họa khôn lường cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu dùng quá 200g một ngày thì có thể gặp hiện tượng “âm suy hỏa vượng”, biểu hiện như: toàn thân nổi ban, ngứa ngáy, sốt, xuất huyết. Ngoài ra, người dùng có thể bị bí tiểu, phù nước,…

Do nhân sâm là vị thuốc Đại bổ nguyên khí, nếu dùng quá liều lượng sẽ dẫn đến căng thẳng thần kinh, mất ngủ. Vì vậy chúng ta chỉ nên sử dụng liều lượng vừa đủ mà thôi.

Cách sử dụng nhân sâm

Để có thể phát huy hết tác dụng của nhân sâm, bạn có thể sử dụng nhân sâm theo các cách đơn giản sau:

Ăn trực tiếp: Có thể sử dụng nhân sâm tươi để ăn trực tiếp. Củ nhân sâm tươi đem rửa sạch, thái lát và ngậm trực tiếp.

Trà nhân sâm: Để sử dụng trà nhân sâm, bạn chỉ cần ngâm 4-5 lát nhân sâm vào nước nóng. Sau đó đợi khoảng 5 phút thì đã có thức uống vô cùng thanh mát và bổ dưỡng.

Rượu nhân sâm: Sâm tươi với kích thước lớn, thân dài, đẹp rất thích hợp để làm bình rượu sâm. Chỉ cần chuẩn bị sâm tươi cùng rượu trắng cùng bình rượu thủy tinh là bạn đã có ngay cho mình một bình rượu sâm vừa bồi bổ sức khỏe, vừa trang trí rất sang trọng và phong thủy.

Sâm tươi chế biến thành món ăn: Từ nguyên liệu là nhân sâm bổ dưỡng, bạn có thể chế biến rất nhiều món ăn như gà tần sâm, salad nhân sâm, nhân sâm chiên giòn, nấu chè,… rất có lợi cho sức khỏe.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính