Lời nói dối dù có chủ đích hay không thì vẫn là một lời nói dối.
Bạn không thể cứu vãn bản thân khỏi việc đối mặt với những gì bạn đã làm. Cảm giác tội lỗi sẽ kéo dài trừ khi bạn trong sạch.
Thăm dò ý kiến: Bạn có hay nói dối nửa kia của mình không?
Nếu bạn muốn sống không mặc cảm tội lỗi, giữ phẩm giá và sự tôn trọng, bạn phải ngừng nói dối chính mình.
Dưới đây là 5 cách để bạn ngừng nói dối trong mối quan hệ.
1. Phân tích nguyên nhân gốc rễ
Muốn từ bỏ việc nói dối, bạn cần phân tích nguyên nhân dẫn đến thói quen nói dối liên tục.
Bạn đang gặp rắc rối, cần giúp đỡ? Thói quen của bạn có gây hại cho những người bạn quen biết hay không?
Bạn có phải vẫn muốn tiếp tục nói dối mặc dù đã biết lời nói dối đó không tốt đẹp gì cho cả bạn và người bạn lừa dối?
Đây là một số câu hỏi đầu tiên mà bạn cần phân tích trước để từ bỏ thói quen nói dối.
2. Nhận lỗi sai của bạn
Hãy ngừng thuyết phục bản thân rằng cách của bạn là cách tốt nhất.
Bạn có thể có những lý do riêng để nói dối người mình yêu.
Bạn cố thuyết phục rằng mình nói dối là không sai. Nội tâm bạn không ngừng biện minh cho lời nói dối của bạn.
Lý do bạn nói dối nửa kia có thể là vì đối phương bỏ bê bạn, không tôn trọng bạn, thậm chí coi bạn là điều hiển nhiên.
Tuy nhiên, hãy hiểu rằng những việc làm sai trái của đối phương không nên là lời biện minh cho việc bạn nói dối, và cả hai đều sai trái như nhau.
Không nỗ lực nào có thể khiến bạn thấy ổn hơn khi nói dối. Dù bây giờ bạn phủ nhận, nhưng thâm tâm bạn vẫn biết rằng mình đã sai.
Ít nhất bạn hãy trung thực với bản thân.
3. Tôn trọng chính mình
Khi bạn cố gắng tôn trọng bản thân, bạn sẽ hiểu giá trị của lời mình nói. Bạn sẽ hiểu ý nghĩa của việc ở vị thế mà mọi người có thể chỉ tríc bạn.
Khi bạn hiểu giá trị của mình, bạn sẽ không muốn nói dối để thoát khỏi tình huống xấu hổ.
Vì vậy, bạn cần trau dồi sự tôn trọng với bản thân.
Những người nói dối không hiểu hành động của họ làm tổn hại đến hình ảnh của chính họ như thế nào.
Đôi khi, họ chỉ thích thao túng mọi người để thoát khỏi rắc rối dễ dàng nhất.
4. Nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của nửa kia
Khi bạn bắt đầu nghĩ về người bị bạn lừa dối, bạn sẽ đồng cảm hơn với vị trí của họ.
Bạn có muốn ở trong vị trí không được biết sự thật hay không? Bạn có muốn bị nói dối khi có chuyện xảy ra sau lưng không? Tất nhiên là không.
Một khi nói dối, bạn bắt đầu đánh mất niềm tin.
Mọi người đều xứng đáng được biết điều gì đang xảy ra trong những tình huống có ảnh hưởng trực tiếp đến họ.
5. Hãy nghĩ về tương lai
Liệu bạn có thể đối mặt với tình huống nửa kia không còn tin tưởng bạn không? Bạn sẽ không đứng trước nguy cơ đánh mất nửa kia của mình chứ?
Tệ hơn nữa, nếu bạn là một người quen nói dối, bạn sẽ không thể nhận được bất kỳ sự tôn trọng nào từ đối phương.
Ngay cả khi chia tay, tương lai bạn cũng sẽ bị hủy hoại vì bạn nói dối hết người này đến người khác.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi phải ngừng nói dối, hãy tìm gặp chuyên gia để được giúp đỡ.
Sẽ tốt hơn nếu bạn bắt đầu giải quyết vấn đề này ngay bây giờ trước khi bạn hoàn toàn đánh mất mối quan hệ của mình.
(Theo Womennow)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 5 cách để ngừng nói dối trong tình yêu tại chuyên mục Giải mã Tình yêu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].