4 từ gây tổn thương tình cảm các cặp đôi cần tránh tuyệt đối

Lời nói có sức mạnh lớn hơn chúng ta tưởng. Nó có thể gây tổn thương người nghe sâu sắc và một khi đã nói ra sẽ không bao giờ rút lại được.

Người ta nói "nóng giận mất khôn". Ngay cả những cặp đôi tình cảm thắm thiết nhất cũng có thể lỡ nói những lời khó nghe với nhau khi không kìm chế được cảm xúc.  

Trong một mối quan hệ, khi đối phương nói điều gì khiến bạn thấy không thỏa đáng và bất công, bạn rất dễ phản pháo lại và nói ra những lời ác ý dù có thể bạn không thực sự nghĩ như thế.

Hiểu được hành vi phản ứng này sẽ giúp bạn ngăn chặn nó cũng như biết cách giải quyết khi đổi mặt với tình huống tương tự.

Bạn nên tránh tuyệt đối những từ ngữ gây tổn thương tình cảm hoặc cố gắng nói chuyện uyển chuyển hơn.

Hãy để ý trong những lần cãi cọ giữa cả hai, bạn sẽ nhận thấy có 4 từ mà bạn và người ấy thường dùng khi cãi nhau.

Đây cũng là những từ ngữ bạn nên tránh tuyệt đối khi tranh cãi.

1. "Nên"

4 từ gây tổn thương tình cảm các cặp đôi cần tránh tuyệt đối 0

Khi bạn nói "nên" hay "không nên", nó khiến người nghe có cảm giác bạn đang tỏ ra quyền lực, vai vế hơn, hiểu biết hơn người đó.

Nó làm thay đổi địa vị ngang bằng giữa hai người thành mối quan hệ chi phối và phục tùng.

Hãy thử nói: "Anh/em sẽ rất vui nếu em/anh có thể..."

2. "Anh/cô"

Giây phút bạn nói ra những điều mình nghĩ mà bắt đầu bằng đại từ chỉ đối phương như "Anh/cô", bạn có thể sắp gây ra rắc rối.

Bạn có thể nói "Anh/cô chẳng bao giờ nghe tôi!", có thể ý của bạn chỉ là bạn cảm thấy mình không được lắng nghe, nhưng người nghe sẽ hiểu thành "Đó là lỗi của anh/cô!"

Những câu nói nhấn mạnh đối phương có tác dụng như một cái chỉ tay, một lời buộc tội. Nếu người nghe là một người dễ bị tổn thương, đa sầu đa cảm thì dù ý của bạn là gì, họ cũng rất dễ hiểu lầm rằng bạn đang kết tội họ.

Hãy thử nói: "Anh/em cảm thấy..." hoặc "Khi chuyện đó xảy ra, anh/em..."

3. "Phải"

4 từ gây tổn thương tình cảm các cặp đôi cần tránh tuyệt đối 1

Tương tự như từ "nên", từ "phải" khiến người nói có vẻ như một chuyên gia, một người hiểu biết hơn.

Người nghe sẽ nghĩ ý bạn là bạn giỏi hơn họ và họ nên làm theo những gì bạn nói.

Ở một số trường hợp nó còn khiến người ngeh cảm thấy bạn không tôn trọng ý kiến, suy nghĩ, khả năng của họ, không nghĩ họ có thể tự làm được việc gì.

Hãy thử nói: "Anh/em rất vui nếu em/anh..."

4. "Kỳ vọng"

Mỗi người đều có một lý tưởng, khuôn mẫu trong đầu về việc mọi thứ nên như thế nào hay người khác nên hành xử ra sao.

Hãy hiểu rằng người khác không cần phải tuân theo quy tắc của bạn và họ có thể không có cùng kỳ vọng như bạn.

Khi bạn nói những câu như "Anh/em đã kỳ vọng rằng em/anh sẽ...", nó giống như một lời buộc tội. Nó ám chỉ người nghe đã thất bại, khiến đối thương cảm thấy bị phán xét, bị phủ nhận, và rất có thể họ sẽ phản ứng tiêu cực.

Bạn nên lựa chọn từ ngữ cẩn trọng, đừng để người yêu cảm thấy bị tổn thương vì những lời nói của bạn.

Hãy bày tỏ ý kiến bằng cách nói xem bạn cảm thấy ra sao thay vì đối phương đã làm gì hay không làm gì.

Nếu được, hãy dành một khoảng thời gian để bình tâm lại trước khi bắt đầu nói chuyện để bạn có thể lắng nghe đối phương tốt hơn. Quan trọng là nói chuyện chậm rãi để kịp "uốn lưỡi" trước khi nói nhé!

(Theo Life Hack)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính