1. Không uống nước khi vừa thức dậy
Sau khi trải qua một giấc ngủ dài sẽ khiến cơ thể vô cùng khô hạn, các chức năng của gan, thận và hệ tiêu hóa hoạt động kém chất lượng.
Vì thế sau khi thức dậy hãy tiếp thêm cho cơ thể bằng cách uống một ly nước ấm. Việc uống nước sẽ giúp chất thải trong cơ thể đang cần được rửa sạch, lượng máu thiếu nước đã trở nên đặc hơn làm cho máu lưu thông hạn chế, các tế bào trong cơ thể đang rất “khát” nước được tưới mát.
2. Thường xuyên uống không đủ nước
Nhiều người có thói quen chẳng chịu uống nước hoặc rất lười uống, họ chỉ uống khi hát và khô cả cổ. Hậu quả của việc uống không đủ nước không đơn giản chỉ là cảm giác khát nước
Việc không uống nhiều nước còn khiến cho phần "chất thải" trong cơ thể, lâu dần sẽ tích tự thành chất độc trong nội tạng ảnh hưởng tới chắc năng gan thận, hệ tiêu hóa của bạn.
Ngoài ra, việc bạn uống ít nước còn dẫn đến tình trạng nồng độ nước tiểu cao khiến dễ mắc các bệnh như sỏi thận, viêm thận, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.
3. Uống quá nhiều nước trong một ngày
Ngược lại với thói quen không uống nước uống không đủ nước thì việc bạn uống quá nhiều nước cũng không tốt chút nào. Việc cơ thể của bạn bị dư thừa nước tự do trong cơ thể sẽ gây ra rối loạn các chất điện giải trong máu, khiến bạn dễ bị mệt mỏi.
Đồng thời, uống nhiều nước cũng khiến cho gan thận, hệ tiêu hóa, ngũ tạng của bạn phải hoạt động nhiều lên ảnh hưởng tới sức khỏe.
4. Thường xuyên uống nước đun đi đun lại
Khi bạn thường xuyên uống nước được đun đi đun lại sẽ khiến cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của bạn.
Ngoài ra, nước đun đi đun lại thường bị lặng chất cặn vào trong nước. Nếu bạn uống nhiều loại nước này sẽ dễ bị nhiễm chất độc như chì, cadimium, … và nitrat dễ gây bệnh sỏi thận, suy thân, viêm gan cho bạn.
Minh KhuêBạn đang xem bài viết 4 sai lầm khi uống nước có thể gây phá hủy ngũ tạng mà nhiều người mắc phải tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].