1. Bạn chỉ tìm cách giành chiến thắng
Cách hai bạn tranh cãi khi có bất đồng là một dấu hiệu để nhận biết hôn nhân đổ vỡ.
Trong hôn nhân, tranh cãi nên được giải quyết theo cách để giữ gìn sự kết nối được nguyên vẹn.
Nhưng khi xung đột giữa vợ chồng bạn biến thành đổ lỗi và háo thắng, thì trọng tâm của nó đã chuyển từ sự kết nối sang quyền lực.
Đây là một dấu hiệu đáng báo động.
2. Bạn muốn làm đối phương khó chịu
Một dấu hiệu khác của ly hôn là bạn liên tục thử giới hạn xem mình có thể đẩy cuộc hôn nhân của mình đi bao xa trước khi nó đổ vỡ.
Có thể bạn mong muốn chia tay với người bạn đời của mình trong tiềm thức nhưng lại do dự khi hành động.
Đây có thể là lý do tại sao bạn bắt đầu cố gắng dồn ép người bạn đời của mình vượt quá ngưỡng chịu đựng của đối phương.
3. Bạn che giấu con người thật của mình
Bạn không thể có một hôn nhân hạnh phúc, viên mãn nếu bạn sợ bị chối bỏ khi bị vợ/chồng nhìn thấy tất cả con người thật của bạn.
Nếu bạn luôn cố gắng che giấu bản thân và những quan điểm, niềm tin của mình với bạn đời, thì đó là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng.
Vấn đề này cũng rất khó sửa đổi.
4. Ưu tiên con cái, công việc, bạn bè trước hôn nhân
Những yếu tố khác như con cái, công việc, bạn bè có thể có lợi cho một cuộc hôn nhân.
Và tất nhiên, sẽ có lúc các yếu tố bên ngoài - chẳng hạn như cha mẹ bị ốm hoặc con cái cần nhiều sự tập trung hơn - đòi hỏi bạn phải dành toàn bộ sự chú ý.
Tuy nhiên, khi những việc khác chiếm ưu tiên khiến vợ/chồng dành quá ít thời gian và sự chú ý cho mối quan hệ, điều đó có thể gây tác động tiêu cực về lâu dài, làm xói mòn cuộc hôn nhân của bạn.
(Theo Pinkvilla)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 4 dấu hiệu hôn nhân đang trên bờ vực đổ vỡ tại chuyên mục Hôn nhân - Gia đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].