4 căn bệnh một khi đã mắc rất dễ trở thành ung thư rất nhanh, chữa ngay trước khi quá muộn

Có những căn bệnh nhiều người nghĩ bệnh xoàng không chú ý tới nên không khám hoặc điều trị gì cả, cuối cùng lại biến thành ung thư, mọi người hết sức cẩn thận nhé.

 Một số người cho rằng không có cách nào để kiểm soát ung thư, nếu ung thư tìm đến bạn, bạn không thể giải quyết nó nhưng thực tế không phải như vậy.

Sự xuất hiện của căn bệnh ung thư cũng cần một quá trình, từ tế bào bình thường thành tế bào ung thư.

  4 căn bệnh một khi đã mắc rất dễ trở thành ung thư rất nhanh, chữa ngay trước khi quá muộn

4 căn bệnh một khi đã mắc rất dễ trở thành ung thư rất nhanh, chữa ngay trước khi quá muộn

Trong quá trình đó sẽ xuất hiện các tổn thương được y học gọi là các tổn thương tiền ung thư. Các tổn thương tiền ung thư này là các bệnh nhỏ, nhưng nếu không phát hiện sớm và được điều trị, nó có thể chuyển thành ung thư.

Dưới đây là 4 bệnh nếu đã mắc phải nhất định phải điều trị đến cùng nếu không sớm muộn ung thư cũng sẽ tìm đến.

1. Polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng khá phổ biến, thường gặp ở 30%-50% người lớn. Polyp đại trực tràng là một trong những tổn thương tiền ung thư khá phổ biến nhưng không phải tất cả polyp đại trực tràng đều có nguy cơ biến chứng thành ung thư đại trực tràng.

Một số loại polyp tuyến (được gọi là adenomas) có khả năng trở thành ung thư, trong khi những loại khác (polyp tăng sản hoặc viêm) hầu như không có khả năng trở thành ung thư. Những loại polyp có khả năng gây ung thư gồm:

+ Polyp tuyến: Hai phần ba polyp đại tràng là polyp tuyến. Hầu hết các polyp này không phát triển thành ung thư, mặc dù chúng có khả năng trở thành ung thư.

Nhìn chung kích thước của polyp tuyến càng lớn thì khả năng trở thành ung thư càng cao. Do đó, các polyp lớn (lớn hơn 5mm ) nên được loại bỏ hoàn toàn để ngăn ngừa phát triển thành ung thư và nên được kiểm tra dưới kính hiển vi xác định chắc chắn

+ Polyp ác tính: Polyp chứa tế bào ung thư được gọi là polyp ác tính. Việc điều trị tối ưu cho polyp ác tính phụ thuộc vào mức độ ung thư (khi được kiểm tra bằng kính hiển vi) và các yếu tố cá nhân khác.

Phải mất nhiều năm để polyp trở thành ung thư nên chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn bằng cách phẫu thuật cắt bỏ polyp kịp thời.

2. Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung

Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN) là tình trạng các tế bào biểu mô tại cổ tử cung phát triển không bình thường, hay còn gọi là loạn sản, các tế bào sinh sản không theo sự khống chế của cơ thể.

Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung là một tổn thương tiền ung thư của ung thư cổ tử cung.

Cách phát hiện sớm bệnh là tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên, bao gồm khám tế bào tróc cổ tử cung và xét nghiệm HPV nguy cơ cao.

Sau khi phát hiện có khối u trong biểu mô cổ tử cung, nếu nhẹ có thể dùng thuốc để theo dõi, nếu vừa hoặc nặng thì cần can thiệp ngoại khoa.

3. Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày gặp có thể gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là người già và chiếm 60% trong tổng số các trường hợp. Các triệu chứng viêm loét dạ dày gồm có:

  • Đau bụng vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu chính của bệnh, cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc kéo dài từng cơn đi kèm cảm giác bỏng rát. Cơn đau xuất hiện vào lúc đói hoặc vào ban đêm có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ rát, buồn nôn, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
  • Mất ngủ, ngủ chập chờn, gián đoạn, chủ yếu do nguyên nhân viêm loét dạ dày gây đau.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón vì việc tiêu hóa không ổn định.

Bệnh viêm loét dạ dày có nguy cơ chuyển hóa ác tính, dù nguy cơ chỉ khoảng 10% nhưng bạn cũng cần hết sức lưu ý, nhất là đối với bệnh viêm loét dạ dày tái phát nhiều lần càng cần phải cảnh giác với bệnh ung thư, đề phòng viêm loét dạ dày chuyển thành ung thư dạ dày.

Khi phát hiện ra bệnh thì chữa khỏi hoàn toàn, cần hình thành thói quen sinh hoạt tốt, kiểm tra dạ dày định kỳ.

4. Xơ gan

Xơ gan là tình trạng gan bị hư hại nặng. Các tế bào gan bị tấn công sẽ chết dần đi, được thay thế bằng các dải mô xơ và các nhân “tái sinh”.

Chất xơ và nhân “tái sinh” ngày càng nhiều khiến cấu trúc của gan bị thay đổi, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan, tạo nên xơ gan.

4 căn bệnh một khi đã mắc rất dễ trở thành ung thư rất nhanh, chữa ngay trước khi quá muộn 1

Xơ gan là tổn thương tiền ung thư thường gặp, người bị xơ gan có nguy cơ cao dẫn đến ung thư gan. Đối với bệnh nhân xơ gan phải siêu âm gan B và kiểm tra alpha-fetoprotein thường xuyên để phát hiện ung thư gan kịp thời, điều trị tích cực. Ví dụ, bạn bị xơ gan do viêm gan B thì phải uống thuốc kháng vi rút kịp thời, nếu do lạm dụng rượu thì phải ngừng uống.

Cách ngăn ngừa các biến chứng của bệnh xơ gan:

- Chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhạt, hạn chế muối, hạn chế thức nhanh và thức ăn nhiều dầu mỡ...

- Không uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích.

- Tập thể dục đều đặn, rèn luyện sức khỏe.

- Khám sức khỏe, tầm soát ung thư gan định kỳ.

- Uống thuốc điều trị các triệu chứng đúng và đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khang Nhi

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính