Thời tiết hôm nay đang khiến người viêm mũi dị ứng 'khóc thét' vì nước mũi chảy ròng ròng, 5 cách tại nhà sau đây sẽ hết sụt sịt cả ngày

Sổ mũi, nhức mắt, đau đầu là tình trạng nhiều người bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang đang gặp phải khi thời tiết mấy ngày nay đang chuyển mùa rất khó chịu. 5 cách làm sau đây sẽ khiến dễ chịu hơn.

Thời tiết hôm nay đang khiến người viêm mũi dị ứng 'khóc thét'.

Thời tiết hôm nay đang khiến người viêm mũi dị ứng 'khóc thét'.

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?

Viêm mũi dị ứng thời tiết hay có tên gọi khác là viêm mũi dị ứng theo mùa. Nó là bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài từ năm này qua năm khác và thời điểm khởi phát bệnh sẽ tùy thuộc vào mùa xuất hiện các tác nhân gây dị ứng. Ví dụ như mùa nở hoa của một loại cây nào đó, mùa mà sâu bướm sinh sôi, mùa ẩm ướt nhiều nấm mốc phát triển hay mùa hanh khô lạnh...

Viêm mũi dị ứng thời tiết có các triệu chứng điển hình như hắt hơi, ngạt mũi và chảy nước mũi trong. Các triệu chứng này thường sẽ kéo dài 1 - 2 tuần. Có thể đi kèm cả khó thở, hen phế quản, chảy nước mắt hoặc viêm kết mạc. Những đối tượng thường thấy của viêm mũi dị ứng thời tiết là trẻ dưới 10 tuổi và người lớn.

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng thời tiết

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết đối với mỗi người sẽ khác nhau, bao gồm:

Mũi: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, giảm khứu giác, ngứa mũi, chảy dịch mũi sau, đau mặt.

Mắt: Đỏ ngứa, sưng, cảm giác cộm ở mắt và mắt thâm quầng.

Cổ họng hoặc tai: Đau họng, tắc nghẽn hoặc ù tai, khàn giọng, ngứa cổ họng hoặc tai.

Ngủ: Thở bằng miệng, mệt mỏi vào ban ngày, thường xuyên thức giấc, khó thực hiện các hoạt động bình thường như học, làm việc vì nghẹt mũi khó chịu.

Mẹo giảm nhẹ triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết đơn giản tại nhà

Rửa mũi với nước muối sinh lý:

Sử dụng nước muối sinh lý để rửa các dịch nhầy bên trong khoang mũi, có thể kháng khuẩn tốt hơn mà không gây kích ứng cho niêm mạc.

Xông hơi bằng tinh dầu thiên nhiên:

Các loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tràm trà, khuynh diệp... có tác dụng làm thông khoang mũi khi xông hơi.

Uống nước gừng lúc thời tiết chuyển mùa:

Đun nước gừng tươi pha với mật ong và chanh uống mỗi ngày, có thể thêm đinh hương và quế. Gừng có khả năng làm giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi. 

Đeo khẩu trang: 

Đeo khẩu trang khi ra ngoài hay đến những nơi đông người. Bản thân những người bệnh viêm mũi dị ứng đang bị tổn thương niêm mạc nên khả năng lây nhiễm các bệnh hô hấp sẽ cao hơn so với người bình thường. Do đó, người mắc bệnh viêm mũi nên tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh đường hô hấp cũng như nên tránh đến những nơi công cộng đông người, nhất là trong dịp lễ Tết.

Bấm huyệt nghinh hương:

Sáng ngủ dậy, nằm trên giường, ấn và miết vào huyệt nghinh hương để dịch loãng ra và thoát ra ngoài. Cách này cực kỳ hiệu quả để làm thông thoáng đường thở.

Huyet-nghinh-huong

Trên đây là 5 cách tại nhà mà ai cũng có thể làm được để giảm sự khó chịu của tình trạng viêm mũi dị ứng.

 

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính