4 bài thuốc ngâm chân thảo dược mùa đông: Ôn kinh, tán hàn, phòng ngừa bệnh tật

Ngâm thuốc là dùng nước sắc hoặc hãm các thuốc cổ truyền để ngâm toàn thân hoặc vùng cơ thể để phòng bệnh và chữa bệnh. Ngâm chân mùa đông giúp ôn kinh, tán hàn, hành khí, hoạt huyết...

Theo y học hiện đại, ngâm thuốc có tác dụng điều hòa hoạt động của hệ tuần hoàn, tiêu hoá, thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng chuyển hoá, chống viêm, chống stress và điều hoà cơ thể, giảm đau...

Theo Đông y, mùa đông được xem là mùa mà hàn tà thịnh nhất. Hàn tà có tính chất thu liễm, bó buộc, làm cho khí huyết kinh mạch trệ tắc gây đau. Việc sử dụng ngâm chân giúp ôn kinh, tán hàn, hành khí, hoạt huyết,...

ThS BS. Lê Ngô Minh Như, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3 chia sẻ một số bài thuốc ngâm chân thảo dược mùa đông và những lưu ý khi ngâm chân.

4 bài thuốc ngâm chân thảo dược mùa đông

1. Gừng

ngam chan nuoc gung

Tác dụng giải biểu tán hàn, ôn thông kinh mạch giúp tuần hoàn máu tốt.

Cách làm: Gừng tươi 20g, đập dập, cho vào khoảng nửa nồi nước, đậy kín vung để tránh làm bay hơi một số chất trong gừng, đun sôi trong khoảng 10 phút.

Đổ toàn bộ nước và gừng đã đun vào chậu pha thêm nước lạnh khoảng 35 - 39 độ là ngâm được.

2. Ngải cứu

Có tác dụng hành khí hoạt huyết, giảm đau, trục hàn thấp, ôn ấm tử cung.

Cách làm: Ngải cứu tươi 20g, cho vào nửa nồi nước đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ cả lá và nước pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 35 - 39 độ thì ngâm hai chân.

3. Vỏ quế và hoa tiêu

ngam chan nuoc que va hoa tieu

Có tác dụng ôn thận, khứ hàn chỉ thống, bổ hỏa trợ dương.

Cách làm: Vỏ quế, hoa tiêu mỗi thứ 15g cho vào nồi đổ nước, đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ ra chậu pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 35 - 39 độ là được.

4. Tiểu hồi

Có tác dụng khứ hàn thấp, làm ấm vùng dưới rốn 3 thốn.

Cách làm: Tiểu hồi 10g, có thể kết hợp gừng tươi, vỏ quế, cho vào nồi với nước đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ ra chậu pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 35 - 39 độ là được.

Một số lưu ý khi ngâm chân

  • Thời gian ngâm khoảng 15 - 20 phút/ lần, 1 – 2 lần/ ngày, người bệnh bộc lộ và làm sạch bộ phận cần ngâm và uống đủ nước.
  • Dược liệu nên được nấu trước khi cho vào ngâm để hòa tan và chiết được nhiều dược chất hơn. Nước thuốc có thể pha thêm nước lạnh sao cho độ ấm khoảng 35 – 39 độ C là vừa, lượng ít hay nhiều tùy người sử dụng.
  • Tùy vào điều kiện, thùng ngâm chân có thể dùng thùng nhôm hoặc thùng gỗ, có chiều cao lên tới gối, nếu được thùng gỗ càng tốt.
  • Khi ngâm, không nên nhúng ngay bàn chân vào chậu nước mà nên đặt bàn chân cách mặt nước một khoảng để xông hơi trước, vừa giúp chân không bị "sốc nhiệt" và giúp nở lỗ chân lông. Sau đó từ từ hạ bàn chân sát mặt nước rồi mới ngâm cả chân.
  • Trong quá trình ngâm thuốc người bệnh tự xoa bóp vùng trị liệu để tăng hiệu quả.
  • Làm sạch vùng trị liệu vừa ngâm bằng nước sạch, uống nước bổ sung.
  • Các trường hợp chống chỉ định như: người bệnh có rối loạn cảm giác ở bàn chân, người bệnh đái tháo đường có biến chứng, vết thương hở,… 

Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn khi có ý định sử dụng bất kỳ phương pháp trị liệu nào dù là dùng thuốc hay không dùng thuốc.

ThS BS. Lê Ngô Minh Như

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính