Thông thường khi đeo khẩu trang, hơi thở nóng ẩm sẽ bám lên mặt kính làm mờ kính, mất tầm nhìn. Điều này gây khó chịu cho những người đeo kính.
Vì thế, bạn có thể thử 3 cách làm sau đây để giảm độ mờ của kính khi đeo khẩu trang chống dịch COVID-19.
1. Rửa kính bằng nước xà phòng
Một cuộc nghiên cứu năm 2011 được đăng trên tạp chí y học phát hiện ra rằng để giảm độ mờ của kính khi đeo khẩu trang, các bác sĩ đã dùng nước xà phòng để rửa kính và nó mang lại hiệu quả.
Trước khi đeo khẩu trang, bạn có thể rửa kính bằng nước xà phòng, sau đó lau sạch bằng giấy lau mềm. Nước xà phòng có thể khiến độ ẩm từ hơi thở khó ngưng tụ trên kính hơn. Tuy nhiên, phương pháp này không kéo dài được lâu, nó chỉ có hiệu quả trong vài giờ.
Bạn cũng có thể mua dung dịch rửa kính nhưng các chuyên gia cho rằng dùng xà phòng là có thể chấp nhận được.
2. Gấp phần phía trên khẩu trang
Một bí quyết nhỏ giúp bạn đeo khẩu trang chống dịch COVID-19 mà không làm mờ kính đó là gấp phần trên của khẩu trang lại. Cách này khiến hơi nóng khó tiếp xúc với kính vì phần trên khi gấp lại sẽ dày lên. Nó cũng sẽ khiến phần trên của khẩu trang chặt hơn và không bị hở, khiến hơi nóng thoát ra và tiếp xúc với kính.
Tuy nhiên, cách này sẽ khiến khẩu trang của bạn nhỏ lại và giảm hiệu quả phòng ngừa bệnh dịch, trong khi các chuyên gia khuyến cáo khẩu trang nên che hết mũi, miệng và sát mặt để có thể chống các giọt bắn hiệu quả hơn.
3. Chèn một tờ giấy ăn vào phía trong trên cùng chiếc khẩu trang
Để đeo khẩu trang vừa an toàn vừa không bị mờ kính, bạn có thể gấp 1 tờ giấy ăn và chèn phía trên cùng của khẩu trang.
Nó có thể hút hơi ẩm tốt và giúp kính trong không bị mờ nếu đeo cả ngày.
Dù bạn đeo theo cách nào đi nữa, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, đeo khẩu trang là 1 trong những cách hiệu quả chống lại COVID-19 bạn nên thực hiện mỗi ngày.
(Theo Huffpost)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết 3 cách đeo khẩu trang không làm mờ kính giúp phòng ngừa COVID-19 tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].