Ăn cá giúp bổ sung omega 3 và các vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch. Tuy nhiên trong con cá có 3 bộ phận chứa nhiều độc tố nhất của con cá.
Đầu cá
Cá sống trong nước từ khi mới sinh ra, nhưng những năm gần đây tình trạng ô nhiễm nguồn nước diễn ra rất nghiêm trọng, dẫn tới nhiều kim loại nặng và các chất độc hại ẩn chứa trong môi trường sống của cá. Các kim loại nặng, chất độc hại này sẽ tích tụ trong cơ thể cá, sinh ra metyl thủy ngân.
Những chất độc hại này khi xâm nhập vào cơ thể của con người, sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Kết quả từ một cuộc khảo sát của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) cho thấy, các bộ phận khác nhau của cùng một con cá sẽ có hàm lượng kim loại nặng, độc tố khác nhau. Trong đó đầu cá là bộ phận chứa hàm lượng thủy ngân cao nhất, gấp 15 lần so với thịt cá.
Theo các báo cáo thử nghiệm, hàm lượng thủy ngân trong thịt cá, trứng cá và da cá tương đối thấp, về cơ bản dưới mức giới hạn. Đầu cá là phần rất khó làm sạch. Nếu ăn phần đầu cá không được làm sạch triệt để, chất metyl thủy ngân nhiễm trong đầu cá sẽ xâm nhập vào cơ thể, vào não gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Nội tạng cá
Các cơ quan nội tạng rất dễ ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn và ký sinh trùng, đặc biệt là “mật cá”. Bộ phận này chứa rất nhiều độc tố, nếu chọc thủng mật cá không chỉ làm thịt cá bị đắng mà còn khiến các chất độc từ mật lan ra thịt cá. Vì vậy, khi ăn cá tốt nhất chúng ta không nên ăn phần nội tạng, nên vứt bỏ.
Mắt cá
Nhiều người cho rằng mắt cá chứa nhiều chất dinh dưỡng, ăn nhiều mắt cá sẽ tốt cho sức khỏe của mắt. Đây là quan niệm sai lầm, hàm lượng dinh dưỡng trong mắt cá không cao, thậm chí mắt cá còn chứa vi khuẩn, ký sinh trùng. Một số con cá có mắt đỏ ngầu hoặc có đốm trắng, rất có thể là do vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra.
V.LinhBạn đang xem bài viết 3 bộ phận chứa nhiều độc tố nhất của cá tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].