3 bí quyết dừng cơn cãi vã dành cho những cặp vợ chồng 'khắc khẩu'

Nhiều cặp vợ chồng rất hay có kiểu ‘khắc khẩu’, thường xuyên cãi vã từ những chuyện nhỏ nhặt. Sau đây là 3 bí quyết dừng cơn cãi vã vợ chồng nên áp dụng.

1. Chịu trách nhiệm 

Một trong những sai lầm khi vợ chồng cãi nhau đó là thói quen đổ lỗi. Hay nói đúng hơn là một trong hai người không thường xuyên nhận lỗi mình gây ra mà đẩy sang cho đối  phương hoặc một ai đó. 

Để không có những cơn cãi vã tiếp theo, một trong hai người nếu nhận thấy đó là lỗi của mình thì có thể nhận lỗi.

Ví dụ, nếu vợ có nói về việc chồng hay đi về muộn, hay tụ tập với bạn bè, sao nhãng việc chăm con với vợ. Nếu có điều này thì chồng cũng nên chịu trách nhiệm về điều đó chứ không nên tìm cớ đổ lỗi. 

Nếu chồng có nhắc về vấn đề mẹ chồng nàng dâu, thì vợ cũng có thể nhận lỗi nếu thực tế là vợ có nói điều gì đó không hay với mẹ. Bạn không nên nói tại anh, hay tại mẹ...

2. Xin lỗi vợ/chồng

  Vợ chồng khắc khẩu không phải là không yêu nhau, chỉ vì họ chưa biết cách lắng nghe nhau

Vợ chồng khắc khẩu không phải là không yêu nhau, chỉ vì họ chưa biết cách lắng nghe nhau

Nếu như việc chịu trách nhiệm là bước đầu tiên để giúp hai vợ chồng không còn cãi vã nữa thì xin lỗi cũng là một cách để có thể làm dịu đối phương. 

Hãy xin lỗi vợ/chồng vì đã chỉ trích quá nhiều, than vãn quá nhiều. Nhưng nên nhớ rằng bạn nên nói lời xin lỗi chân thành với người ấy để không làm tổn thương nhau. 

Rất nhiều người gặp khó khăn khi nói lời xin lỗi bạn đời. Nhưng nếu bạn có lỗi thì điều đó là rất cần thiết để tình cảm của cả hai vợ chồng không bị "đóng băng".

Nếu lỡ có nói lời cay đắng với người ta thì bạn cũng nên xin lỗi. Nhưng bạn nên tránh câu "em/anh xin lỗi, nhưng...". Bởi vì sau chữ "nhưng" có thể là một khởi nguồn cho một cuộc tranh cãi khác. 

3. Vợ chồng khắc khẩu: Hãy biết cảm thông 

  Khi cãi nhau, bạn có thể lắng nghe họ nói và cảm thông với họ

Khi cãi nhau, bạn có thể lắng nghe họ nói và cảm thông với họ

Cảm thông có nghĩa là bạn cùng cảm nhận với cảm xúc của người ấy. Hãy đặt tình thế vào người đối diện và suy nghĩ xem liệu trong trường hợp đó mình có làm như thế không. 

Điều đó không có nghĩa là bạn đồng tình với người ta nhưng ít ra bạn có thể hiểu được cảm giác của họ ngay lúc đó. Có thể họ gặp áp lực hoặc chuyện không vui mới nói ra những lời cay đắng, tổn thương người khác. 

Vậy làm sao để cảm thông được khi cả hai vợ chồng đang cãi nhau? Chuyên gia cho rằng quan trọng là sự lắng nghe. Bởi vì nếu không lắng nghe nhau mà cứ cố gắng để đưa ra ý kiến của mình thì câu chuyện mãi không có hồi kết. 

Cảm thông là một công cụ để có thể kết nối mối quan hệ và cả hai vợ chồng hạnh phúc hơn. Nhưng cảm thông không có nghĩa là bạn đồng ý mà nó chỉ thể hiện sự quan tâm, tôn trọng vợ hoặc chồng mình. 

(Theo Marriage)

Minh Trần

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính