1. Những kinh nghiệm không liên quan: Có những việc trong quá khứ có thể giúp bạn lớn lên nhưng lại rất trớt quớt với công việc mà bạn đang tìm kiếm hiện tại, chưa kể có thể nhà tuyển dụng xoáy vào đó và thấy cái gì bất lợi cho bạn. Thế nên, cái gì không lan quyên lắm thì nên bỏ nó ra cho rộng CV.
2. Thông tin cá nhân: Tình trạng hôn nhân 1 chồng 2 con 3 cháu kêu bằng cô 2 cháu kêu bằng mợ; tôn giáo, số CMND là những thứ nên nằm trong form “Sơ Yếu Lý Lịch” của những năm 90 thôi, giờ thì hãy để nó trong cuộc nói chuyện phỏng vấn.
3. Địa chỉ nhà: Tương tự như mục 2, là chuyện của ngày xưa. Giờ chắc cũng chẳng công ty nào gửi thư qua bưu điện thông báo trúng tuyển đâu, chưa kể có khi địa chỉ nhà còn làm bạn phiền phức nếu thông tin này (không may) lộ ra ngoài.
4. Hơn 1 số điện thoại / số Khuyến mãi nay gọi được nhưng mai chưa chắc gì còn xài số đó.
5. Sở thích cá nhân: Ai đã từng chế ra sở thích cá nhân để lắp đầy CV? Việc này là vô nghĩa, chưa kể hobbies ghi là “đọc sách” mà nhà tuyển dụng hỏi cuốn sách em đọc gần nhất là gì thì ngồi ú ớ dạ dạ em đọc em đọc à mà nhiều quá em không nhớ nữa.
6. Nói dối trắng trợn: Đã làm cái gì thì khai cái đó, không làm không khai vì nói dối bây giờ rất rất dễ bị phát hiện.
7. Nhiều chữ quá: Ngày xưa đi thi Văn, niềm tự hào là đứng lên xin giấy để làm thêm, còn CV thì khác. Để 0.5 inches margin và font 8 để nhét chữ vào là 1 trong những hành động khiến CV của bạn không được ưu tiên, vì nó nhiều chữ quá đọc mệt, và tố luôn chủ nhân CV không gọn gàng, không biết ưu tiên, (có thể) nói nhiều, vâng vâng… 2 trang là tốt nhất, font 11 và margin 0.8 inches là ổn.
8. Nhiều bullet points. Tương tự như mục 8, nhiều bullet quá cũng khiến người đọc CV mệt mắt. “Nếu bạn cho rằng cái gì cũng quan trọng hết, phải bỏ hết vào thì vậy hoá ra không có gì là nổi bật cả, và chẳng có gì là quan trọng đâu”.
9. Thời gian chết. Đi chơi lâu, ở nhà luôn 1 năm chăm vợ đẻ, gap month gap year gap life kính thưa các loại gap không nên bỏ vào CV, không phù hợp thôi.
10. Reference: Tưởng là cần nhưng lại không cần, chưa kể là bạn đã làm phiền người khác không cần thiết. Nếu nhà tuyển dụng cần tham khảo người khác, họ sẽ hỏi bạn.
11. Format lên bờ xuống ruộng: Lỗi này ngày càng nhiều, đặc biệt là các bạn mới tốt nghiệp. Chỉ cần thấy 1 lỗi format, nhà tuyển dụng sẽ có xu hướng bỏ CV của bạn qua 1 bên vì nó cũng khó chịu ngang ngửa sai chính tả trong 1 bức thư tình. Ctrl A đi, rồi chỉnh format sau đó in đậm gạch chân lên font những chỗ đặc biệt sau.
12. Đại từ nhân xưng: “I” “Me” “She” “My” là không phù hợp. Không phù hợp, thế thôi.
13 Thì hiện tại cho công việc trong quá khứ. Dễ hiểu mà, bạn chứ có phải Nobita đâu mà chui vô học bàn về quá khứ đến tương lai rồi quay về để mẹ quánh sau đó đi ngủ kệ thầy mai có khảo bài hay không.
14. Email nhảm. “[email protected]”, “[email protected]”, là email của mấy đứa con nít chưa sẵn sàng đi làm. Next!
15. Thông tin liên lạc của chỗ làm hiện tại. This is simply stupid babe. Không ai cảm thấy dễ chịu khi phải gửi mail về công việc cho hộp mail của công ty bạn đang làm, số DT cũng vậy thôi.
16. Header, footer, bảng biểu, hình ảnh các loại: Có rất nhiều nhà tuyển dụng thấy những mục này trên CV và nghĩ là “ước gì đừng bỏ mấy cái này vào”. Nếu bạn bỏ vào và nó CHẮC CHẮN cool hơn, hãy suy nghĩ thêm 1 lần nữa. Còn bỏ vào cũng vậy à, thì tốt nhất bưng hết ra đi. CV chỉ cần gọn gàng là đẹp mà.
17. Từ chuyên môn của công việc cũ.
18. Link của những trang cá nhân của bạn: Thực sự thì hiện nay chỉ có LinkedIn là thứ tốt nhất bạn nên khoe, còn Facebook / Instagram đôi khi phản chủ vì nó quá cá nhân, giống như ở nhà thì được bận đồ lèng xèng còn đi làm thì không được, không nên khoe.
19. Kinh nghiệm hơn 15 năm: Nếu bạn có quá nhiều kinh nghiệm, thì cắt trong vòng 15 năm trở lại đây thôi.
20. Thông tin lương: Hiển nhiên rồi, đừng bỏ vào CV.
21. Xài font cũ mèm: Cứ xài Arial đi cho nó lành, lời khuyên này còn có tác dụng ít nhất 3 năm nữa. Sau 3 năm xem trend thế nào nói tiếp. Giờ ai chơi Time New Roman nữa chứ.
22. Font chữ ảo diệu lung linh: Chỉ khiến cho người đọc rối mắt và cảm thấy buồn cười, không giúp gì được đâu.
23. Những từ kêu-mà-không-kêu: “I am easy-goer”, “dream-chaser” “think outside the box”.
24. Lý do nghỉ công ty cũ: Bạn nghĩ “tôi có lí do rất phù hợp khi nghỉ công ty cũ, thế nên bỏ nó vào sẽ tăng cơ hội”, một suy nghĩ sai hoàn toàn sai
25. Điểm đại học / cao học: Khoa học đã chứng minh học giỏi chưa chắc đã làm giỏi. Yola đã có TVC không biết mấy điều cơ bản chưa hẳn đã thất bại. Nếu bạn mới tốt nghiêp mà điểm cao quá không bỏ vào thì tiếc? Fine, nhưng nếu đi làm 3 năm rồi mà bỏ điểm vào thì chỉ chứng tỏ bạn không có gì hay ho ngoài việc học giỏi.
26. Sơ sài về thành tích: Đừng nói là bạn đã đạt được cái này cái nọ cái kia. Đâu, số liệu đâu có không đưa ra đi cho nó nhanh. Thay vì nói “tôi giúp cty A tăng doanh thu trong năm B”, hãy nói “Số lượng khách hàng của team tôi / cá nhân tôi quản lý tăng từ C lên D và doanh thu tăng từ E lên F”. Quá ngầu luôn!
Minh KhuêBạn đang xem bài viết 26 thứ tuyệt đối đừng bao giờ thêm vào hồ sơ xin việc nếu không muốn bị loại từ đầu tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].