Sắn dây là loài cây dây leo thuộc họ đậu, được trồng ở nhiều nơi ở nước ta để làm thuốc và thực phẩm. Đa số các bộ phận của chúng đều có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Tinh bột sắn dây là loại tinh bột thơm ngon, giàu dưỡng chất, được chiết xuất từ củ của cây sắn dây (Radix Puerariae).
Theo Đông Y, tinh bột sắn dây có vị ngọt, tính mát, vào được các kinh tì, vị và phế, có công dụng tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, giải co giật, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ và thăng đề vị khí, thường được dung để chữa sỏi thời kì đầu, chứng biểu nhiệt, tiêu chảy, gáy đau vai cứng, đau trước trán, tà ở kinh dương minh, lưng sau cứng đau...
Vào mùa hè, uống bột sắn dây sẽ có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng.
2 cách pha bột sắn dây giải khát
Uống bột sắn dây hàng ngày không nên pha bằng nước lạnh, vì dễ bị đầy bụng khi uống hoặc cơ thể không hấp thụ được. Vì tinh bột sắn dây có kết cấu rất bền vững, ngâm nước cả tháng không bị chua hoặc thối.
Cách 1: Dùng cho một cốc 200 ml, lấy khoảng 2-4 thìa ăn phở (30-40g). Cho bột sắn vào cốc, thêm đường theo sở thích của mỗi người, thêm khoảng 10 ml nước lọc, quấy đều cho tan bột sắn và đường, sau đó cho nước sôi vào quấy đều... làm sao cốc sắn dây đạt 60-70 độ C là được, cốc nước vẫn màu trắng (nếu màu trong là quá nhiệt đô và bị chín làm giảm công dụng của tinh bột sắn dây).
Tinh bột sắn dây không nên pha uống sống (pha với nước lạnh) và không nên pha với quá nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
Cách 2: Hòa tan tinh bột sắn dây với nước lạnh, cho vào nồi vừa đun, vừa quấy đều, đến khi chín sắn dây rồi mới sử dụng.
2 điều cần tránh khi uống bột sắn dây
- Không dùng lúc đói: sắn dây sẽ dễ kích thích nhu động ruột và gây tiêu chảy. Do đó, khi uống vào buổi sáng, bạn nên uống sau khi đã ăn sáng.
- Không dùng với mật ong: Sắn dây và mật ong khi kết hợp với nhau dễ gây nhiễm độc cơ thể. Do đó, tốt nhất không được dùng mật ong hòa sắn dây để uống. Muốn tăng vị ngọt, bạn có thể sử dụng những chất làm ngọt khác như đường.
Không nên lạm dụng. Tốt nhất là 1 cốc/ngày (20-30 gam, hoặc 2-3 thìa ăn phở). Một tuần uống khoảng 3-4 lần.
Trẻ em không nên sử dụng quá nhiều để tránh tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy.
Không nên sử dụng bột sắn dây cho phụ nữ bị động thai vì có thể gây sảy thai.
Khi cơ thể đang lạnh thì không nên uống nước sắn dây. Những người mắc các bệnh lí đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, hội chứng ruột kích thích, viêm gan mạn tính, viêm tụy mạn tính...cần rất thận trọng khi dùng.
V.LinhBạn đang xem bài viết Uống bột sắn dây rất tốt nhưng tránh uống theo 2 cách sau vì sẽ phản tác dụng tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].