Hạn chế sinh nhiệt
1. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện, điện tử
Tất cả các nguồn ánh sáng trong nhà đều tỏa ra một ít nhiệt lượng, do đó bạn nên sử dụng càng ít càng tốt.
Tắt tivi, máy tính, sạc pin điện thoại,... khi không sử dụng.
Hạn chế sử dụng đèn sợi đốt, thay thế bằng đèn compact hoặc đèn LED tiết kiệm năng lượng.
2. Rút phích cắm điện khi không sử dụng
Khi không sử dụng, hãy rút phích cắm các thiết bị điện để tránh tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh.
3. Che chắn cửa sổ
Vào ban ngày nắng nóng, hãy sử dụng rèm cửa, mành che,... dày dặn, màu sáng, hoặc tấm xốp cách nhiệt tráng nhôm che cửa kính để giảm bớt lượng ánh nắng mặt trời chiếu vào phòng.
Bạn cũng có thể dùng khăn tắm, vải dệt hoặc chăn lông vũ thấm nước để che chắn cửa sổ, khe hở cửa ra vào để ngăn khí nóng tràn vào bên trong.
4. Trồng cây xanh
Cây xanh giúp hấp thụ nhiệt và tạo bóng râm, giúp giảm nhiệt độ phòng.
Tạo luồng gió mát
5. Mở cửa sổ khi trời mát
Tuỳ vào hướng cửa sổ, bạn có thể cửa sổ các phòng vào ban đêm và khi nhiệt độ bên ngoài thấp hơn trong nhà để đón gió mát.
6. Quay quạt ra ngoài cửa sổ để thông gió
Sử dụng quạt để tạo luồng gió lưu thông trong phòng.
Bạn có thể áp dụng nguyên lý thông gió chéo (cross-ventilation). Nguyên tắc là vào buổi chiều tối, nhiệt độ bên trong nhà thường sẽ cao hơn bên ngoài do cả ngày nó đã hấp thụ nhiệt.
Khi đó, bạn hãy mở một cửa sổ phòng mà bạn muốn mát hơn để ngủ (cửa sổ này ở hướng đón gió, gần bóng râm càng tốt), đóng các cửa khác, sau đó mở cửa sổ ở một phòng khác và đặt quạt thổi ra bên ngoài.
Lúc này, quạt sẽ đẩy không khí nóng ra ngoài, đồng thời tạo nên sự chênh lệch áp suất và luồng gió từ cửa sổ phòng đối diện sẽ đi vào nhà, mang theo không khí mát hơn từ ngoài trời và đồng thời, tạo luồng di chuyển của không khí, góp phần nhanh chóng hạ nhiệt trong nhà.
7. Kết hợp quạt và đá lạnh
Đặt một tô đá lạnh trước quạt để tạo luồng gió mát.
Hạ nhiệt độ cơ thể
8. Tắm để hạ nhiệt
Tắm nước mát trước khi ngủ giúp hạ nhiệt độ cơ thể.
9. Chườm khăn lạnh
Chườm khăn lạnh lên trán, cổ hoặc gáy để hạ nhiệt độ cơ thể.
10. Mặc quần áo mỏng nhẹ
Mặc quần áo mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt để cơ thể được thoáng mát.
11. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp cơ thể bù nước và hạ nhiệt độ.
Một số mẹo khác
12. Đổi ga giường, chiếu ngủ
Chiếu trúc có tính hàn và khả năng thoáng khí tốt, giúp tạo cảm giác mát mẻ và dễ chịu khi ngủ.
Nếu nằm ga giường, bạn nên chọn chất liệu cotton, lụa, lanh trơn mát, màu sáng. Bạn cũng có thể cho tấm ga trải giường vào trong tủ lạnh một lúc trước khi đi ngủ để giúp làm mát cơ thể.
Nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, lựa chọn ngủ dưới sàn cũng sẽ giúp mọi người cảm thấy mát hơn.
13. Đặt gối cao
Đặt gối cao có thể giúp phần đầu được thoáng mát hơn.
14. Dọn dẹp phòng ngủ
Dọn dẹp phòng ngủ gọn gàng, ngăn nắp để tạo cảm giác thoáng mát.
15. Sử dụng tinh dầu
Sử dụng một số loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu oải hương,... giúp tạo cảm giác thư giãn và mát mẻ.
Hoàng Nguyên (t/h)Bạn đang xem bài viết 15 mẹo chống nóng khi đi ngủ mà không có điều hoà tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].