Cóc không chỉ có vị chua thơm đặc trưng mà còn mang đến nhiều dưỡng chất như vitamin, khoáng chất. Bởi thế, cóc là một trong những loại trái cây nhiệt đới được nhiều người ưa chuộng và thường được mọi người sử dụng như một món ăn vặt. Hãy khám phá ngay qua bài viết sau!
[dropcap crown=0]1[/dropcap]Thành phần giá trị dinh dưỡng của nước ép cóc
Trái cóc còn được biết đến với tên khoa học là Spondias Dulcis. Khi chưa chín, những trái cóc này có màu xanh, giòn, chua. Cóc chín có màu vàng và có vị ngọt. Có thể ăn cả chín và chưa chín.
Các nghiên cứu đã cho thấy, cứ trong 100g quả cóc tươi có rất nhiều thành phần dinh dưỡng như:
- 69,12 kcal.
- 80g nước.
- 10g carbohydrate.
- 0,27g chất béo.
- 0,88g protein.
- 250mg kali.
- 3mg natri.
- 0,3mg sắt.
- 67mg phospho.
- 36mg vitamin C.
- 2,2g chất xơ.
- 5,95g đường.
Cóc chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất
[dropcap crown=0]2[/dropcap]Uống nước ép cóc mỗi ngày có tốt không?
Nước ép cóc là một sản phẩm của tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Chúng giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa thiếu máu và giúp thanh nhiệt giải độc.
Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều nước ép cóc. Bởi cóc chứa hàm lượng axit cao, nếu uống quá nhiều dễ tạo cảm giác xót ruột, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Để đảm bảo nước ép cóc đạt hiệu quả tốt nhất khi dùng, bạn nên dùng sau bữa ăn 30 phút và tối đa 300ml mỗi tuần [nguon title="Uống nước ép cóc mỗi ngày có tốt không? Có nóng trong, nổi mụn không? " link="https://pasgo.vn/blog/uong-nuoc-ep-coc-moi-ngay-co-tot-khong-co-nong-trong-noi-mun-khong-hoamkt-723-5365#detail-1" date="11/04/2024"][/nguon].
Nước ép cóc giàu dưỡng chất nhưng cũng có hàm lượng axit cao
[dropcap crown=0]3[/dropcap]Các tác dụng của nước ép cóc với sức khỏe
Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao nước ép cóc luôn là một trong các lựa chọn cho chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe:
Giảm cân và làm đẹp
Nước ép cóc chứa ít chất béo và carbohydrate hơn so với các loại trái cây khác nên bạn có thể uống thoải mái mà không sợ tăng cân. Bên cạnh đó, ăn trái cóc có thể giúp bạn tăng hiệu quả trong việc giảm cân vì cóc chứa rất nhiều chất xơ và ít calo giúp bạn cắt giảm các cơn thèm ăn không cần thiết và giảm mức cholesterol của cơ thể [nguon title="Amazing Health Facts On Ambarella Fruit" link="https://dailyonefruit.com/amazing-health-facts-on-ambarella-fruit/" date="11/04/2024"][/nguon].
Cóc giúp giảm cân nhờ chứa ít carbohydrate và chất béo
Tăng cường hệ miễn dịch
Nước ép cóc cũng giàu vitamin C và vitamin A giúp cải thiện sự hấp thu sắt, kích thích tổng hợp bạch cầu, cải thiện lưu lượng máu và tăng cường hệ thống miễn dịch [nguon title="Amazing Health Facts On Ambarella Fruit" link="https://dailyonefruit.com/amazing-health-facts-on-ambarella-fruit/" date="11/04/2024"][/nguon].
Nước ép cóc giúp tăng cường đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh
Trị cảm cúm, giảm triệu chứng ho
Trong các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh cảm cúm, giảm triệu chứng ho người ta thường sử dụng 3 miếng cóc đã được bào nhuyễn, ép nước, thêm một ít muối và uống ba lần mỗi ngày đồng thời bạn có thể đun sôi 3-4 lá cây cóc tươi trong hai cốc nước, lọc và uống. Có thể thêm mật ong vào để tăng hiệu quả điều trị. [nguon title="The Amazing Benefits Of Ambarella" link="https://doctor.ndtv.com/living-healthy/amazing-benefits-of-ambarella-1708670" date="11/04/2024"][/nguon].
Cóc có chứa thành phần long đờm giúp giảm ho
Giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp
Thành phần hóa học trong quả cóc gồm pectin - một loại polysaccharide dạng gelatin hòa tan giúp làm dịu lớp bảo vệ trên màng nhầy. Nó còn có vai trò bảo vệ khỏi nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh và cảm cúm thông thường đồng thời giúp giảm viêm, kích ứng và sưng tấy [nguon title="Amazing Health Facts On Ambarella Fruit" link="https://dailyonefruit.com/amazing-health-facts-on-ambarella-fruit/" date="11/04/2024"][/nguon].
Nước ép cóc bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng đường hô hấp
Thanh nhiệt cho cơ thể
Quả cóc chín là thực phẩm làm mát cơ thể, giúp chữa nóng ngoài da, co thắt cơ, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Loại quả này ít calo, giàu nước giúp giảm phát ban, chuột rút, kiệt sức do nhiệt hoặc say nắng [nguon title="Amazing Health Facts On Ambarella Fruit" link="https://dailyonefruit.com/amazing-health-facts-on-ambarella-fruit/" date="11/04/2024"][/nguon].
Cóc giúp thanh nhiệt, giải khát làm thuyên giảm các tình trạng do nhiệt hoặc say nắng
Nâng cao hiệu suất tập thể dục
Cóc giàu đường sucrose - nguồn carbohydrate giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể chất, tinh thần của cơ thể.
Ngoài ra, đường sucrose còn giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng nhờ đó mà quá trình luyện tập sức bền, dẻo dai có hiệu quả hơn. Bởi thế, sucrose có trong cóc là nguồn carbohydrate tự nhiên vô cùng cần thiết đối với các vận động viên [nguon title="Health Benefits of Ambarella Fruit" link="https://www.webmd.com/diet/health-benefits-of-ambarella-fruit" date="11/04/2024"][/nguon].
Sucrose tăng sức bền và độ dẻo
Giúp xương và răng chắc khỏe
Cóc chứa canxi và phốt pho - chất dinh dưỡng liên quan đến sự hình thành và chuyển hóa xương, tăng cường sức khỏe xương. Canxi giúp cung cấp cho xương các mô cứng để hỗ trợ và vận động. Ngoài ra, canxi còn giúp bảo vệ men răng khỏi tổn thương do nhai và nhiệt độ cao [nguon title="Health Benefits of Ambarella Fruit" link="https://www.webmd.com/diet/health-benefits-of-ambarella-fruit" date="11/04/2024"][/nguon].
Canxi trong cóc giúp xương thêm chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương
Cải thiện hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ và nước trong cóc giúp chúng ta ngăn ngừa được các tình trạng như mất nước cũng như giúp tăng nhu động ruột, làm sạch các chất nhầy bám ở đại tràng, giảm nguy cơ táo bón. Chất xơ cũng có thể làm cứng phân nếu bạn có phân lỏng, điều này sẽ hỗ trợ bạn cải thiện tình trạng tiêu chảy [nguon title="Health Benefits of Ambarella Fruit" link="https://www.webmd.com/diet/health-benefits-of-ambarella-fruit" date="11/04/2024"][/nguon].
Cóc giúp cải thiện các tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu
Kiểm soát lượng cholesterol
Cóc giàu vitamin C giúp điều hòa chuyển hóa lượng cholesterol trong máu, tăng nồng độ HDL-C, giảm nồng độ cholesterol xấu LDL-C hỗ trợ trong việc ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ tim mạch xơ vữa như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp [nguon title="Amazing Health Facts On Ambarella Fruit" link="https://dailyonefruit.com/amazing-health-facts-on-ambarella-fruit/" date="11/04/2024"][/nguon].
Đồng thời, chất xơ cũng giúp cải thiện sức khỏe cho người mắc bệnh tiểu đường bằng cách làm giảm tình trạng kháng insulin.
Vitamin C giúp tăng nồng độ cholesterol tốt, giảm nồng độ cholesterol xấu
Chống lão hóa
Với lượng vitamin C phong phú, quả cóc là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp ngăn chặn quá trình lão hóa sớm do tác động của ánh nắng mặt trời, ô nhiễm môi trường và khói thuốc lá.
Vitamin C là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ làn da
Cải thiện tình trạng thiếu máu
Quả cóc giàu sắt và vitamin B1 - cần thiết cho việc sản xuất tế bào hồng cầu và cung cấp oxy cho cơ thể. Đồng thời, nó cũng chứa nhiều canxi, kẽm và magiê, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả .
Vitamin B1 có trong cóc kích thích tăng sinh hồng cầu
Cải thiện thị lực
Với lượng vitamin A, vitamin C, vitamin E dồi dào, cóc giúp chúng ta tăng cường thị lực, giảm nguy cơ thoái hóa hoàng điểm tuổi già, đục thủy tinh thể, hỗ trợ trong việc điều trị bệnh quáng gà. Do đó, nước sắc từ lá cóc có thể được sử dụng để chữa đau mắt và bảo vệ sức khỏe của mắt [nguon title="Amazing Health Facts On Ambarella Fruit" link="https://dailyonefruit.com/amazing-health-facts-on-ambarella-fruit/" date="11/04/2024"][/nguon].
Cóc chứa vitamin A giúp tăng cường thị lực
Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
S. dulcis có tác dụng ức chế enzym α-glucosidase và anti-α-amylase, làm chậm quá trình phân hủy thức ăn đồng nghĩa với việc làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate giúp kiểm soát đường huyết sau ăn ở các bệnh nhân tiểu đường. Chiết xuất ethanol từ lá và quả của S. dulcis thể hiện hoạt tính kháng α-glucosidase với hiệu suất IC50 lần lượt là 45,52 µg/mL và 4,73 µg/mL [nguon title="Spondias sp: Shedding Light on Its Vast Pharmaceutical Potential" link="https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9963416/" date="11/04/2024"][/nguon].
Dịch chiết S.dulcis giúp kiểm soát đường huyết sau ăn ở bệnh nhân tiểu đường
Hỗ trợ điều trị ung thư da
Các nghiên cứu chứng minh rằng chiết xuất từ trái cây S. dulcis có hoạt tính chống ung thư, ức chế sự tăng sinh, di căn và xâm lấn của các tế bào ung thư da [nguon title="Spondias sp: Shedding Light on Its Vast Pharmaceutical Potential" link="https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9963416/" date="11/04/2024"][/nguon].
Chiết xuất S.dulcis ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư ác tính
[dropcap crown=0]4[/dropcap]Nước ép cóc mix với gì?
Nước ép cóc được xem là loại nước thanh mát giúp giải nhiệt trong mùa hè nóng bức này. Dưới đây là các công thức nước ép cóc thơm ngon, bổ dưỡng:
Nước ép cóc nguyên chất
Nguyên liệu:
- 3 quả cóc.
- 1/2 muỗng cà phê đường.
- 1/4 muỗng cà phê muối.
- Đá viên.
Cách làm:
- Sau khi mua cóc, bạn tiến hành rửa sạch, gọt vỏ và dùng dao tách lấy phần thịt cóc.
- Ép cóc, thêm đường, muối và khuấy đến khi chúng tan hết. Sau đó, thêm đá vào.
Nước ép cóc nguyên chất bổ dưỡng tăng cường đề kháng
Nước ép cóc ổi
Nguyên liệu:
- 2-3 quả cóc.
- 1-2 quả ổi.
- 1-2 muỗng cà phê đường.
- 1/4 muỗng cà phê muối
- Đá viên (nếu thích), nước.
Cách làm:
- Rửa sạch cóc, ổi. Loại bỏ vỏ cóc, ổi (nếu vỏ ổi có vị chát). Tách lấy phần thịt cóc, ổi và loại bỏ phần hạt.
- Cho cóc và ổi vào máy ép. Thêm một ít nước nếu bạn muốn nước ép loãng hơn.
- Thêm đường và muối (có thể điều chỉnh theo sở thích) vào nước ép, khuấy đều cho tan.
- Thêm đá viên vào ly nếu bạn muốn uống lạnh.
Nước ép cóc ổi cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể
Nước ép cóc táo
Nguyên liệu:
- 2 quả cóc.
- 1 quả táo.
- Nước cốt từ ¼ quả chanh.
- Đá viên.
Cách làm:
- Lấy phần thịt cóc và táo, loại bỏ hạt. Nếu táo của bạn là sản phẩm hữu cơ, có thể không cần gọt vỏ.
- Lần lượt tiến hành ép xen kẽ các nguyên liệu. Bạn có thể thêm nước cốt chanh vào hỗn hợp nước ép này.
- Nước ép cóc táo là hỗn hợp hòa quyện vị chua của cóc cùng vị ngọt thanh của táo, tạo nên một hương vị hài hòa, kích thích vị giác.
Nước ép cóc với táo hỗ trợ tiêu hóa cực kỳ tốt
Nước ép cóc cà rốt
Nguyên liệu:
- 2 trái cóc
- 1 củ cà rốt
- 1 vài nhánh cần tây
- ¼ quả chanh hoặc cam.
Cách làm: Rửa sạch cóc và cà rốt, đặc biệt cần rửa kỹ trước khi ép. Tiến hành ép lần lượt các nguyên liệu. Có thể thêm cam hoặc chanh tùy theo khẩu vị của người dùng, điều này sẽ giúp tăng hương vị.
Nước ép cóc và cà rốt giúp sáng mắt, cải thiện thị lực
[dropcap crown=0]5[/dropcap]Lưu ý khi uống nước ép cóc
Tuy rằng, nước ép cóc được coi là món quà của tự nhiên ban cho con người với các dưỡng chất cần thiết. Nhưng vẫn có một số lưu ý khi dùng nước ép cóc:
- Đối với người đang bị đau dạ dày hay gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, nên hạn chế sử dụng nước ép cóc bởi hàm lượng axit cao có thể khiến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu muốn tiếp tục uống, hãy pha loãng nước ép và thêm chút muối để giảm lượng axit có trong nước ép cóc.
- Bạn không nên dùng nước ép cóc khi bụng đói mà chỉ nên sử dụng sau bữa ăn 30 phút để không gặp các tác dụng không mong muốn như xót ruột, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
- Bạn nên uống nước ép cóc với lượng vừa đủ (khoảng 3 x 1 ly 100ml/ tuần) để tránh tình trạng dư thừa axit sẽ gây bào mòn thành dạ dày.
- Đối với nước ép cóc, bạn không nên bảo quản quá 12 giờ vì trong nước ép cóc có chứa vitamin C rất dễ bị oxy hóa, làm nước ép mất đi hương vị tươi ngon.
[info]Xem thêm:
- 7 cách uống nước ép cần tây giảm cân hiệu quả và những lưu ý khi uống
- 18 tác dụng của nước ép lê với sức khỏe bạn nên biết
- Quả nhàu có tác dụng gì? 11 công dụng của trái nhàu với sức khoẻ
- Quả lựu có tác dụng gì? 22 công dụng, lưu ý ăn lựu tốt cho sức khỏe[/info]
Các công dụng của nước ép cóc có thể hỗ trợ trong việc cải thiện sức khỏe liên quan đến hệ miễn dịch, tiêu hóa và giảm cân, làm đẹp. Tuy nhiên, nước ép cóc không phải là phương pháp thay thế thuốc chữa bệnh. Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Nếu bạn thấy bài viết trên bổ ích, hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!
Bạn đang xem bài viết 14 tác dụng của nước ép cóc với sức khỏe bạn không nên bỏ qua tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].