Kiều mạch
Kiều mạch giàu sắt, trong khi sữa giàu canxi. Khi tiêu thụ riêng biệt 2 sản phẩm này sẽ có ích hơn cho sức khỏe. Nếu ăn cùng nhau chúng sẽ gây trở ngại cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng.
Thịt
Protein có trong thịt sẽ khiến bạn bị đầy bụng, khó ngủ vào buổi tối, vì thế nên ăn thịt vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Buổi tối nên ăn nhẹ nhàng thôi nhé!
Khoai tây
Phần tốt nhất của khoai tây là các chất kali, sắt, phốt pho và vitamin C chủ yếu chứa trong vỏ. Chính vì thế, nếu thấy khoai tây chuyển sang màu xanh lá cây, nó có khả năng là solanine, một chất độc hại, đã được lưu trữ trong vỏ, cần bỏ vỏ ngay lập tức.
Kiwi
Chúng ta có thể thu được nhiều hơn gấp 3 lần chất xơ và chất chống oxy hóa và tiêu diệt staphylococcus và E. coli chỉ bằng cách tiêu thụ vỏ quả kiwi.
Cà rốt
Cà rốt luộc có nhiều beta-carotene và lutein tốt cho thị lực và chúng cũng tốt cho việc giữ cho làn da của bạn trông trẻ hơn. Tuy nhiên, cà rốt nên nấu chín kỹ sẽ tốt hơn ăn sống.
Cà tím
Nồng độ kali tăng trong quá trình nấu, trong khi lượng nitrat và nitrit giảm.
Gạo
Gạo chứa đầy carbs là nguồn cung cấp calo. Bằng cách ăn cơm vào ban ngày, bạn sẽ cho cơ thể đủ thời gian để tiêu hóa nó và đốt cháy lượng calo thu được. Buổi tối không nên ăn nhiều cơm vì khi ngủ cơ thể ít vận động dễ gây béo.
Măng Tây
Nếu bạn chiên măng tây trong 5-7 phút, bạn sẽ bảo quản được nhiều vitamin và chất chống oxy hóa hơn trong quá trình hấp. Nguồn vitamin C có giá trị trong măng tây tan trong nước khi nó được hấp.
Bắp cải
Carotene và chất chống oxy hóa biến mất trong bắp cải khi nó được đun sôi. Nhưng khi lên men loại rau này, hàm lượng vitamin C tăng và axit lactic, giúp cơ thể tiêu hóa protein được hình thành.
Tỏi
Một thành phần cực kỳ hữu ích của tỏi được gọi là allicin được hình thành khi 2 enzym 'bị khóa' trong các phần khác nhau của tỏi được trộn lẫn. Khi chúng ta cắt một tép tỏi, những enzyme này cuối cùng cũng được tự do chờ đợi từ lâu, trong khi chúng ta có được một thành phần tốt chống ung thư, chịu trách nhiệm về tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn, bảo vệ hệ miễn dịch của chúng ta.
Nhưng quá trình 'bẻ khóa' và pha trộn mất một thời gian, vì vậy tốt hơn là nên chờ một chút trước khi thêm tỏi vào một món ăn.
Cám
Khi axit phytic từ cám được trộn với canxi và magiê từ sữa sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu và khó hấp thụ chất.
Cà chua
Mặc dù khi nấu chín, cà chua sẽ mất đi một lượng vitamin C nhưng có thể làm tăng hàm lượng lycopene. Không chỉ sắc tố này cho cà chua màu đỏ của chúng mà còn là chất chống oxy hóa mạnh nhất. Nó giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư và viêm.
Bí ngô
Vỏ có nhiều thành phần khoáng chất, chất xơ (chất xơ và chất pectin) và vitamin C.
Theo Brightside
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 13 loại thực phẩm quen thuộc mà chúng ta đã 'ăn sai' cả đời tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].