Bút xóa - 150 USD/gallon (khoảng 900 nghìn đồng/lít)
Liquid Paper là cách gọi của người Mỹ về bút xóa, một loại bút giúp bạn khắc phục những sai sót trên văn bản.
Hiện nay, chất này được sử dụng đa năng hơn, bạn có thể dùng nó để vẽ và tạo ra các sản phẩm thủ công. Thành phần của liquid paper bao gồm dung môi naptha, rượu mạnh, chất phân tán và nước hoa. Chúng tạo nên một hợp chất khá đắt tiền.
Penicillin - 226 USD/gallon (khoảng 1,3 triệu đồng/lít)
Penicillin là nhóm thuốc kháng sinh thu được từ nấm nấm pennicillium, bao gồm penicillin V, Penicillin G, benzathine penicillin và procaine penicillin.
Hoạt chất này được sử dụng để điều trị các loại nhiễm trùng khác nhau, nó có giá khá đắt đỏ.
Tinh dầu hoắc hương - 605 USD/gallon (khoảng 3,6 triệu đồng/lít)
Đây là loại tinh dầu đầu tiên chiết xuất từ lá tươi hoặc lá kho của cây hoắc hương.
Tinh dầu này được dùng như một chất khử trùng, kháng viêm, điều trị sốt, nấm. Ngoài ra mùi của nó có thể làm thơm căn nhà của bạn.
Máu người - 1.330 USD/gallon (khoảng 7,9 triệu đồng/lít)
Một cơ thể người phát triển toàn bộ 1,3 gallon máu, bao gồm plasma và tế bào. Cơ thể chúng ta không thể hoạt động nếu thiếu máu. Vì thế, bên cạnh việc hiến máu, có nhiều người chọn lựa việc bán máu cho các cơ sở y tế.
Sơn móng - 2.200 USD/gallon (khoảng 13,1 triệu đồng/lít)
Đây là giá của loại sơn móng của thương hiệu Essie. Thực tế thì có rất nhiều thương hiệu đưa ra giá cao cho các loại sơn móng tay.
Gamma hydroxybutyric acid (GHB) – 2.210 USD/gallon (khoảng 13,2 triệu đồng/lít)
Acid 4-hydroxybutanoic là chất tự nhiên được tìm thấy trong hệ thần kinh của con người, chủ yếu dùng trong điều trị mất ngủ, nghiện rượu và ataplexy (chứng tê liệt nhất thời). Nó cũng là một sản phẩm của rượu vang, trái cây có múi và lên men thịt bò. Ở nhiều quốc gia, việc bán GHB là bất hợp pháp.
Mực máy in màu đen - 2.380 USD/gallon (khoảng 14,2 triệu đồng/lít)
Bạn có cảm thấy có chút bất ngờ về điều này không? Thực ra mực ta thường dùng hàng ngày không phải loại có giá trị cao. Ở đây, ta đang nói về các loại mực chất lượng cao từ các thương hiệu nổi tiếng. Các công ty lớn dành rất nhiều tiền để nghiên cứu và phát triển chất lượng mực tốt nhất, phù hợp với mức giá đưa ra thị trường.
Thủy ngân - 2.966 USD/gallon (khoảng 17,6 triệu đồng/lít)
Thủy ngân là loại kim loại duy nhất giữ được chất lỏng ở nhiệt độ phòng. Nó được sử dụng để sản xuất nhiệt kế.
Ngoài ra, thủy ngân còn phát huy tác dụng trong nhiều ngành khác như công nghiệp hóa chất, sản xuất kim loại và nông nghiệp.
Insulin – 13.100 USD/gallon (khoảng 77,9 triệu đồng/lít)
Insulin là loại chất được tạo ra tự nhiên từ tuyến tụy trong cơ thể.
Nó giữ mức glucose ổn định trong máu và tăng cường các quá trình trao đổi chất. Insulin là một loại thuốc để điều trị bệnh tiểu đường.
Máu cua móng ngựa - 53.250 USD/gallon (khoảng 324,3 triệu đồng/lít)
Máu của loại cua này không có chứa hemoglobin. Thay vào đó, họ sử dụng hemocyanin làm cho nó có màu xanh.
Khi các mầm bệnh hay vi khuẩn xâm nhập, máu sẽ đông lại. Điều này giúp nó có tác dụng trong dược lí học nhằm giúp phát hiện các chất độc trong các ứng dụng y tế. Cua móng ngựa được thả tự do sau khi máu của nó đã được rút ra. Phần lớn các loại thuốc mà chúng ta sử dụng ngày nay đều được thử nghiệm bằng máu cua móng ngựa.
Nọc độc rắn hổ mang - 135.700 USD/gallon (khoảng 783,8 triệu đồng/lít)
Rắn hổ mang là một trong những loài có nọc độc đáng sợ nhất thế giới. Chỉ một vết cắn là đủ làm chết một con voi trưởng thành.
Tuy nhiên, nọc độc rắn hổ mang lại rất có giá trị trong việc sản xuất các loại thuốc có thể giúp chữa bệnh Parkinson và Alzheimer, điều trị tâm thần phân liệt và chống trầm cảm.
Nọc độc bọ cạp - 34.626.000 USD/gallon (khoảng 205 tỉ đồng/lít)
Protein trong nọc độc được sử dụng để điều trị các chứng bệnh như xơ cứng đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp và bệnh viêm ruột. Vì có tính ứng dụng cao nên giá của nó cực kỳ đắt đỏ, chưa kể lượng lọc lấy được mỗi lần là cực kỳ ít.
Theo Brightside
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 13 chất lỏng đắt tiền nhất trên Trái đất, có một thứ chúng ta sử dụng thường xuyên tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].