Va đập hay rơi tự do còn lâu mới chết người?
Những cảnh quay mạo hiểm trong phim mà nhân vật chỉ cần không rơi bộp cả cơ thể xuống đất thì việc rơi tự do ở khoảng cách bao xa, trên đường rơi va trúng vật gì cũng không ảnh hưởng.
Nhiều người cứ mặc nhiên tin điều này là đúng, nhưng thực ra con người có thể ngừng thở ngay khi chưa chạm đất vì không khí bị hút sạch ra khỏi phổi, áp suất lớn làm xương sườn bị gãy, tim ngừng đập.
Dùng hai tay hai súng
Trên các phim hành động, chúng ta thường thấy các tay súng cừ khôi dùng một lúc hai tay hai súng và bán các mục tiêu một cách điệu nghệ.
Tuy nhiên thực tế thì không bao giờ như thế, về cơ bản con người không có khả năng ngắm chính xác hai mục tiêu gần như cùng lúc, chưa kể độ giật khi bắn. Trong nhiều trường hợp, ta còn phải dùng hai tay giữ súng mới có thể bắn chính xác.
Giật chốt lựu đạn bằng răng
Trong các phim về chiến tranh, chúng ta thường thấy các nhân vật giật chốt lựu đạn bằng răng rồi ném về phía kẻ địch. Sự thật thì chốt lựu đạn không hề dễ giật như thế.
Các binh sĩ phải sử dụng một lực mạnh mẽ ở tay để có thể giật chốt ra khỏi lựu đạn. Còn nếu dùng bằng răng, khả năng cao là răng bạn không còn trong khi chốt vẫn sờ sờ ra đấy.
Phi thân qua kính
Có lẽ bạn không xa lạ gì với những màn rượt đổi trên phim, sau đó các nhân vật phi thân tẩu thoát qua cửa kính. Dĩ nhiên là kính sẽ vỡ rơi rụng trong khi các nhân vật của chúng ta sẽ thoát nạn bình thường.
Thực tế thì khác, bởi kính trong phim làm bằng đường, còn kính ngoài đời ở các tòa cao ốc, có dùng búa đập cũng chưa chắc đã vỡ, huống chi sức người bay qua.
Dí thuốc mê là bất tỉnh
Trong phim khi muốn đánh thuốc mê ai đó, chỉ việc tẩm vào khăn nhỏ, bịt vào mũi là các nhân vật sẽ lịm đi trong vài tiếng, bạn muốn làm gì thì làm ngay sau đó.
Tuy nhiên ngoài đời thực, phải mất tới 5 - 7 phút thuốc mê mới có tác dụng và cũng sẽ tỉnh rất nhanh.
Đỡ kiếm bằng tay rất giỏi
Trong phim kiếm hiệp, khi bị đối thủ phi dao kiếm về phía mình, các nhân vật thường dùng tay bắt trông rất ngầu.
Thế nhưng đây hoàn toàn là việc rất khó khăn mà không phải ai cũng dễ dàng làm được. Bởi nêu muốn đỡ một thanh kiếm đang chém xuống, bạn phải có vận tốc phản xạ không tưởng cùng lực bàn tay cực lớn. Vì thế, xác suất thành công của việc này dường như bằng 0.
Vừa nhảy dù vừa nói chuyện
Trên phim các nhân vật vừa nhảy dù vừa chuyện trò rôm rả. Thế nhưng thực tế ở độ cao như vậy, gió sẽ khiến tau ta ù không thể nghe thấy gì.
Thậm chí khi ở trong máy bay trực thăng, người ta còn cần tai nghe để có thể liên lạc với nhau. Vậy thì làm sao con người có thể nói và nghe bình thường ở độ cao như thế?
Ống giảm thanh bắn không phát ra tiếng
Các sát thủ trong phim thường dùng súng có gắn giảm thanh, và khi bắn chỉ phát ra tiếng "chíu" rất nhỏ. Nhưng thực tế, dù đã giảm thanh thì khẩu súng vẫn có tiếng nổ rất rõ ràng. Giảm thanh chỉ để giảm cường độ, không làm mất tiếng hoàn toàn.
Bắn súng phá khóa
Trong phim hành động, khi muốn vào mà không có khóa, các chú công an lập tức rút súng bắn một phát đạn vào ổ khóa sau đó bật cửa xông vào. Những pha hành động này khiến chúng ta rất đã mắt khi xem, nhưng thực tế không đơn giản vậy.
Bởi khóa làm từ sắt, rất dày, nếu dùng súng chúng ta chỉ có thể bắn vào vị trí bên cạnh sau đó thò tay vào bên trong, vặn khóa chứ đừng mơ bắn thẳng vào ổ khóa như trên phim.
Lần được cuộc gọi chỉ trong vài phút
Trong phim hễ thấy tên tội phạm nào dùng điện thoại là cảnh sát mừng như bắt được vàng. Bởi họ sẽ lần ra dấu vết cuộc gọi chỉ trong vài phút ngắn ngủi và lập tức ập đến bắt tội phạm ngay.
Tuy nhiên thực tế, làm điều này sẽ chẳng dễ dàng gì ngay cả với công nghệ hiện đại cũng phải mất vài tiếng đồng hồ mới truy ra dấu vết một cuộc gọi đến. Trong thời gian đó, kẻ ác tha hồ mà tẩu thoát.
Thoát tội bằng việc chứng minh bản thân bị tâm thần?
Trên phim, khi muốn thoát tội, tội phạm sẽ giả làm hồ sơ bị tâm thần. Thực tế thì không dễ dàng như vậy, chỉ 1% trong số tất cả các vụ án được bồi thẩm đoàn cho phép điều tra theo hướng này và rất nhỏ trong số 1% đó thành công thôi.
Bởi việc chứng minh một người có vấn đề về nhân cách hay mất kiểm soát hành vi sẽ phải trải qua rất nhiều bài kiểm tra ngặt nghèo và gắt gao. Đừng tưởng bạn qua mặt được những người có chuyên môn nhé!
Dùng máy rung tim khi tim ngừng đập
Đây là một trong những điều phi lí nhất phim. Khi nhân vật đó đã chết, người ta lập tức dùng máy rung để kích, sau đó nhân vật tỉnh lại như chưa có chuyện gì xảy ra. Thực tế, khi tim ngừng đập là bạn đã chết, máy móc gì cũng chẳng cứu vãn nổi bạn đâu.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 12 tình tiết vô lý đùng đùng chỉ có trong phim ảnh, đừng dại áp dụng ngoài đời tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].