Dưới đây là một số bức ảnh minh họa những sự thật kỳ thú bạn có thể chưa biết về tự nhiên, văn hóa, con người.
Sóc chó chào nhau bằng nụ hôn
Khi chào hỏi, loài sóc chó (prairie dog) thường chạm răng nhau để xác định con còn lại có thuộc đàn của mình hay không. Điều thú vị là những con trưởng thành trong sở thú có vẻ thích hôn hơn và hôn nhiều hơn khi càng có nhiều người xem.
Cà rốt đầu tiên có màu tím
Cà rốt được trồng đầu tiên là ở Afghanistan hoặc Turkey, và khi đó nó không có màu cam mà là màu tím và chút màu vàng. Giống cà rốt màu cam mà chúng ta biết ngày nay được trồng ở Hà Lan vào thế kỷ 17 để thể hiện sự ủng hộ với triều đại nhà Orange-Nassau.
Gia đình da xanh ở Kenturky
Ở Kenturky thế kỷ 19 có một gia đình da xanh nhiều thế hệ. Nguyên nhân là do một hiện tượng hiếm gặp tên là methemoglobinemia. Da thiếu oxy sẽ chuyển thành màu xanh, môi tím, trong khi máu có màu chocolate sữa.
Tình trạng này gây ra là do hôn nhân cận huyết do cộng đồng sống tách biệt với xã hội, khiến nhiều thế hệ gia đình này, cả nam và nữ đều có da xanh. Khi những người trẻ bắt đầu rời Kentucky thì căn bệnh này đã chấm dứt.
Ống khói tuyết ở núi Erebus
Núi Erebus là núi lửa đang hoạt động ở Nam Cực. Khí núi lửa thoát ra từ hang động băng hình thành ống khói băng cao đến hơn 18 mét với khí núi lửa chết người chui ra từ miệng ống.
Thư viện bị chia đôi ở 2 quốc gia
Thư viện và nhà hát Haskell Free rất đặc biệt vì nó được đặt ở vùng biên giới Mỹ - Canada. Đường biên giới hai nước đi xuyên qua rạp hát được đánh dấu bởi đường kẻ màu đen trên sàn.
Khi khán giả đang ngồi ở Mỹ thì trên sân khấu người biểu diễn lại đang ở Canada. Thật lạ lùng phải không?
Hươu cao cổ dùng lưỡi làm sạch lỗ mũi
Lưỡi hươu cao cổ dài khoảng 50 cm, có thể dễ dàng chạm tới mũi và tai của chính mình. Nó có thể dùng lưỡi cuốn lá cây cho vào miệng. Ngoài ra lưỡi huoowu cao cổ có màu xanh đen giúp bảo vệ nó khỏi cháy nắng.
"Mặt trời đen" do những con chim sáo xếp thành
Vào đầu tháng 11, trước khi hoàn hôn, trên bầu trời nước Anh có thể quan sát cảnh tượng hàng ngàn con chim tụ lại thành đàn chim sáo, mục đích chính là vì sự an toàn, giữ ấm và trao đổi thông tin với nhau.
Giày cao gót của lính Ba Tư
Giày cao gót bắt nguồn từ Ba Tư và những người lính đi giày cao gót để dễ dàng đứng trên bàn đạp khi đang cưỡi ngựa. Giày kiểu Ba Tư được các quý tộc Tây Âu ưa chuộng vì tạo cho họ ngoại hình nam tính.
Lễ phong tước Hiệp sĩ cho chim cánh cụt Sir Nils Olav
Chú cánh cụt vua Nils Olav được Đội cận vệ Hoàng gia Na Uy phong tặng chức danh Chuẩn tướng tại vườn thú Edinburgh, Scotland nhờ "thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ và ý thức kỷ luật tốt."
Cánh cụt Sir Nils Olav III được quân đội Na Uy chấp thuận vào hàng ngũ cách đây hơn 20 năm.
Trước đó, hồi năm 2008, Sir Nils Olav III đã được phong hàm hiệp sĩ trước 30 lính Vệ binh tại vườn thú Edinburgh.
Nghi lễ phong hàm cho các chú chim cánh cụt ở Vườn thú Edinburgh được khởi nguồn từ sự kiện Đội cận vệ Hoàng gia Na Uy tới Edinburgh tập luyện cho cuộc thi quân nhạc tại đây vào năm 1961. Khi đó, một trung úy có tên Nils Egelien đã rất quan tâm đến bầy chim cánh cụt của vườn thú Edinburgh.
Khi các cận vệ quay trở lại đây một lần nữa vào năm 1972, ông đã thuyết phục để đội được nhận đỡ đầu một con chim cánh cụt. Chú chim cánh cụt này được đặt tên là Nils Olav theo tên của trung úy Nils Egelien, và vua Olav V của Na Uy.
Chú mèo này là đồng tác giả công trình nghiên cứu Vật lý
Năm 1975, FDC Willard (viết tắt của Felis Domesticus Chester) trở thành đồng tác giả của một bài báo nghiên cứu với chủ nhân của mình là Giáo sư Jack H. Hetherington, một nhà vật lý và toán học người Mỹ.
Bài báo chuyên ngành Vật lý có tiêu đề "Hai, ba và bốn nguyên tử chuyển đổi trong thí nghiệm khí Heli".
Đây là bài báo có giá trị tham khảo cho đến ngày nay. Hetherington đã nghĩ bài báo sẽ sớm được xuất bản nhanh thôi, nhưng mãi mà vẫn không được tòa soạn hồi âm.
Cuối cùng một người bạn của ông mới phát hiện công trình này sẽ không thể được đăng vì Hetherington đã vô tình sử dụng danh xưng "chúng ta" trong bài báo của mình thay cho danh xưng "tôi", mà công trình lại chỉ có một tác giả.
Việc thay đổi danh xưng cả bài nghiên cứu ở thời điểm đó là quá khó khăn vì chúng được viết tay, ghi trên giấy bằng máy đánh chữ nên gần như không thể thay đổi.
Do đó Hetherington đã thay đổi tiêu đề bài nghiên cứu và để thêm một tên tác giả nữa là Chester, chính là con mèo xiêm mà gia đình ông đang nuôi.
Bài báo đã được chấp thuận và chú mèo Williard bỗng dưng thành chuyên gia trong lĩnh vực Vật lý của ĐH Michigan.
Hộp sọ một đứa trẻ trước khi thay răng sữa
Răng vĩnh viễn được đặt ngay dưới răng sữa và sẽ mọc lên thế chỗ răng sữa khi thay răng.
(Tham khảo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 11 bức ảnh thú vị minh họa những sự thật lạ lùng về thế giới, cái cuối thật hãi hùng tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].