Albert Einstein là thiên tài có một không hai về những thành tựu và phát hiện khoa học. Ông không chỉ định hình cho trụ cột vật lý hiện đại mà còn ảnh hưởng lớn đến triết học khoa học.
Einstein đã thay đổi cách con người nhìn nhận, du hành thế giới và vũ trụ, theo đúng nghĩa đen.
Ông cho ra đời phương trình nổi tiếng E = mc2 và thuyết tương đối đối – được coi là phát minh ưu việt nhất con người.
Einstein từng nói: ‘Tôi không bao giờ nảy ra sáng kiến nào bằng quá trình suy nghĩ lý tính.’ Ông suy nghĩ, tiếp cận công việc theo những cách đặc biệt và sáng tạo.
Vậy làm thế nào để nghĩ theo cách của thiên tài Einstein?
Hãy cùng phân tích những câu nói nổi tiếng của ông để trả lời cho câu hỏi này nhé.
1. ‘Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức’
Hãy suy nghĩ như một đứa trẻ. Khi chúng ta nảy ra một ý nghĩ nào đó, nhiều khi chính bản thân ta sẽ phủ định sáng kiến đó trước vì nghĩ điều đó ‘thật ngớ ngẩn’.
Hãy mặc kệ nhà phê bình nội tâm lý tính đó đi. Sáng kiến của bạn không ngớ ngẩn chút nào.
2. ‘Điều quan trọng là không ngừng đặt câu hỏi. Sự tò mò tồn tại là có lí do của nó’
Tò mò, thắc mắc là dinh dưỡng cho sự trưởng thành. Hãy chăm bẵm tính tò mò của bạn.
3. ‘Người chưa từng mắc lỗi lầm cũng là người chưa bao giờ thử làm việc gì mới mẻ cả.’
Thất bại không đáng sợ, đáng sợ là việc ta nhân từ với bản thân và tha thứ cho chính mình khi mắc sai lầm.
4. ‘Đừng cố gắng trở thành người thành công mà hãy cố gắng trở thành người có giá trị’
Hãy cố gắng tạo ra chút giá trị cho người khác mỗi ngày. Dù bạn chỉ giúp người khác vui vẻ hơn hôm qua 1% thôi cũng đã rất tuyệt vời rồi.
5. ‘Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng’
Trong khi khoa học tìm hiểu các quy luật của thế giới vật chất khách quan thì tôn giáo xác định các giá trị tinh thần và tâm linh của con người; trong khi khoa học làm nền tảng cho công nghệ thì tôn giáo làm nền tảng cho đạo đức; trong khi khoa học bận tâm tới đời sống vật chất thì tôn giáo bận tâm tới ý nghĩa và giá trị đích thực của đời người.
Đây là hai yếu tố tưởng chừng không liên quan song lại không tách rời trong thực tế cuộc sống.
6. ‘Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên’
Tôi đã nghe đâu đó một câu nói rằng, con người học không phải để giỏi, mà học là để cho đỡ dốt thôi. Hiểu được mình là ai và mình ở đâu là vô cùng quan trọng.
7. ‘Chúng ta không thể giải quyết một vấn đề bằng nhận thức mà chúng ta đã sử dụng để tạo ra nó’
Đối với việc giải quyết một vấn đề, Einstein đã từng nêu ra 3 nguyên tắc.
Thứ nhất, bạn phải kiên trì: ‘Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi nghiên cứu vấn đề lâu hơn thôi.’
Thứ hai, bạn phải hiểu bản chất, gốc rễ vấn đề: ‘Nếu tôi có 1 giờ để giải quyết vấn đề, tôi sẽ dành 55 phút để suy nghĩ về vấn đề đó và 5 phút để suy nghĩ giải pháp.’
Thứ ba, bạn phải sáng tạo và thoát khỏi lối mòn tư duy: ‘Logic sẽ đưa bạn từ điểm A đến điểm B. Còn trí tưởng tượng sẽ đưa bạn đến bất cứ nơi đâu.’
8. ‘Mọi thứ đều nên đơn giản, càng đơn giản càng tốt, nhưng không nên đơn giản hơn bản chất của nó.’
Cũng giống như phong cách tối giản, tối giản không có nghĩa là thiếu thốn. Tối giản là không thừa mà cũng không được thiếu.
Đơn giản sẽ giúp công việc dễ dàng hơn, nhưng quá đơn giản sẽ trở thành sai lầm.
9. ‘Điều đẹp nhất chúng ta có thể trải nghiệm là bí ẩn. Nó là khởi nguồn của mọi nghệ thuật và khoa học đích thực’
10. ‘Tôi không có tài năng đặc biệt nào cả. Tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết’
Thư NguyênBạn đang xem bài viết 10 triết lý để đời giúp làm nên thành công của thiên tài Albert Einstein tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].