Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

10 tác hại của ô nhiễm môi trường với sức khỏe bạn nên biết

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề đáng báo động của xã hội hiện nay. Hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế chung mà còn đến sức khỏe của mỗi người dân. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết tác hại của ô nhiễm môi trường là gì nhé!

1 Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm bởi các chất độc hại đồng thời sự thay đổi về tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các sinh vật khác. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm có thể do các hoạt động của con người như khí thải từ xe cộ, sinh hoạt, công nghiệp và đốt nhiên liệu hóa thạch.

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất độc hại

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất độc hại

2 Các tác hại của ô nhiễm môi trường với sức khỏe

Bệnh đường hô hấp

Không khí xung quanh chúng ta chứa các chất ô nhiễm có kích thước microscopic. Chúng có thể vượt qua hàng rào phòng thủ của cơ thể, đi sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn. Điều này gây tổn thương phổi, tim và não.

Các chất gây ô nhiễm môi trường như ozone, nitơ dioxide và sulfur dioxide có thể gây kích ứng đường hô hấp, dẫn đến các triệu chứng như ho, đỏ rát họng, tức ngực và khó thở. Những triệu chứng này đặc biệt phổ biến ở những người có tiền sử mắc bệnh hô hấp như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Các chất gây ô nhiễm có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh hen suyễn

Các chất gây ô nhiễm có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh hen suyễn

Tổn thương tim mạch

Ô nhiễm môi trường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như đau tim, đột quỵ và thiếu máu cục bộ. Tiếp xúc trực tiếp với các chất gây ô nhiễm như bụi mịn (PM2.5) và nitơ dioxide (NO2) có thể xuyên qua hàng rào phổi, xâm nhập vào hệ thống máu gây ra phản ứng viêm, stress oxy hóa và tăng nguy cơ tổn thương tim mạch.

Tiếp xúc trực tiếp với các chất gây ô nhiễm như bụi mịn làm tăng nguy cơ đột quỵ

Tiếp xúc trực tiếp với các chất gây ô nhiễm như bụi mịn làm tăng nguy cơ đột quỵ

Tổn thương não

Một nghiên cứu gần đây cho thấy ô nhiễm môi trường có thể dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức và sức khỏe tâm thần. Những người tiếp xúc với tác nhân gây ô nhiễm môi trường như bụi và ozon có nguy cơ mắc viêm thần kinh, stress oxy hóa và các bệnh lý như Alzheimer và Parkinson. 

Ngoài ra, ô nhiễm môi trường còn liên quan đến việc tăng tỷ lệ lo âu, trầm cảm. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

Ô nhiễm môi trường có thể dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức

Ô nhiễm môi trường có thể dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức

Nguy cơ ung thư

Các chất gây ô nhiễm xung quanh và trong nhà có thể là nguyên nhân ung thư phổi. Bên cạnh đó, chất gây ô nhiễm nguồn nước như asen có thể dẫn đến các bệnh ung thư hệ tiêu hóa.

Một số nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với các chất diệt cỏ trong môi trường làm tăng nguy cơ ung thư hạch không Hodgkin. Số liệu cho thấy 18% thuốc trừ sâu và 90% thuốc diệt nấm được phát hiện có thể gây ung thư.

Các chất gây ô nhiễm xung quanh và trong nhà có thể là nguyên nhân ung thư phổi

Các chất gây ô nhiễm xung quanh và trong nhà có thể là nguyên nhân ung thư phổi

Tổn thương gan và lá lách

Môi trường ô nhiễm thường chứa các chất độc hại như kim loại nặng (chì, thủy ngân), các hợp chất hữu cơ (ví dụ như dioxin, PCBs). Những chất này có thể tiếp xúc với cơ thể thông qua việc hít phải, tiêu thụ thức ăn hoặc nước uống chứa chúng hoặc tiếp xúc qua da, gây ra tổn thương cho gan và lá lách.

Môi trường ô nhiễm kim loại nặng có thể làm tổn thương gan và lá lách

Môi trường ô nhiễm kim loại nặng có thể làm tổn thương gan và lá lách

Rối loạn chức năng nội mô

Khi tiếp xúc với các chất độc hại như bụi mịn (PM2.5) và nitơ dioxide (NO2), cơ thể có thể xuất hiện phản ứng viêm, stress oxy hóa và rối loạn chức năng nội mô.

Tiếp xúc với các chất độc hại như bụi mịn (PM2.5) và NO2 có thể gây rối loạn chức năng nội mô

Tiếp xúc với các chất độc hại như bụi mịn (PM2.5) và NO2 có thể gây rối loạn chức năng nội mô

Tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh

Trên toàn cầu, 93% trẻ em dưới 18 tuổi sống trong tình trạng ô nhiễm không khí cao hơn mức hướng dẫn của WHO. Phơi nhiễm không khí chứa các chất gây ô nhiễm làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh, hen suyễn và rối loạn phát triển thần kinh.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong cao khi tiếp xúc với chất gây ô nhiễm

Trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong cao khi tiếp xúc với chất gây ô nhiễm

Dị ứng

Những người lao động ngoài trời là đối tượng dễ tổn thương khi tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm. Không những phải hít thở không khí ô nhiễm, đối tượng này còn phải đối mặt với các rủi ro như điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phấn hoa gây dị ứng.

Người làm việc ngoài trời phải đối mặt với các phản ứng dị ứng

Người làm việc ngoài trời phải đối mặt với các phản ứng dị ứng

Rối loạn tâm thần

Các chất ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra các loại rối loạn thần kinh khác nhau. Các hạt siêu mịn xâm nhập vào não qua dây thần kinh khứu giác và hàng rào máu não đến các vùng khác như vỏ não trung tâm và tiểu não, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn tâm thần.

Các hạt bụi siêu mịn xâm nhập qua hàng rào máu não làm tăng nguy cơ rối loạn tâm thần

Các hạt bụi siêu mịn xâm nhập qua hàng rào máu não làm tăng nguy cơ rối loạn tâm thần

Ảnh hưởng đến kinh tế

Ô nhiễm môi trường tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế toàn cầu. Ở 15 quốc gia xả thải nhiều khí nhà kính nhất gây tổn hại hơn 4% GDP mỗi nước do ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm môi trường làm sụt giảm chỉ số GDP của nhiều nước

Ô nhiễm môi trường làm sụt giảm chỉ số GDP của nhiều nước

3 Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

Giảm lượng khí thải từ môi trường

  • Giảm thiểu việc sử dụng ô tô: Các nghiên cứu đã phát hiện rằng việc giảm thiểu sử dụng dầu diesel từ ô tô giúp giảm hơn một nửa lượng khí thải và CO2.
  • Chuyển sang sử dụng xe điện: Tại Trung Quốc, việc chuyển đổi sử dụng xe chạy bằng dầu diesel sang xe điện làm giảm mức phát thải CO2 xuống 48% và giảm đáng kể các hạt vật chất.

Sử dụng ô tô điện giúp giảm bớt lượng khí thải ra môi trường

Sử dụng ô tô điện giúp giảm bớt lượng khí thải ra môi trường

Tăng cường sử dụng năng lượng sạch

  • Năng lượng tái tạo: Các nguồn năng lượng tái sinh như mặt trời, thủy triều, gió và gần như không thể cạn kiệt. Do đó, chúng ta nên sử dụng nguồn năng lượng sạch này bởi chúng thân thiện với thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường.
  • Tiết kiệm năng lượng: Bạn nên tiết kiệm năng lượng để hạn chế thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường như hợp chất hữu cơ bay hơi, lưu huỳnh, oxi, từ đó làm giảm ô nhiễm môi trường.

Sử dụng năng lượng mặt trời để hạn chế chất độc thải ra môi trường

Sử dụng năng lượng mặt trời để hạn chế chất độc thải ra môi trường

Cải thiện chất lượng không khí trong nhà

  • Máy lọc không khí: Mặc dù máy lọc không thể loại bỏ tất cả các chất gây ô nhiễm nhưng chúng có thể cải thiện chất lượng không khí. Bạn nên chọn loại máy lọc có tốc độ làm sạch cao, phù hợp với diện tích phòng.
  • Thường xuyên thay thế bộ lọc: Thay đổi bộ lọc điều hòa không khí, máy lọc không khí thường xuyên sẽ cải thiện chất lượng không khí và giảm mức sử dụng năng lượng.

Máy lọc giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà

Máy lọc giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà

Giảm đốt chất thải

  • Tránh đốt lá, rác và các vật liệu khác: Quá trình đốt cháy tạo ra các khí thải độc hại như CO2, CO, NOx (oxit nitơ), SOx (oxit lưu huỳnh), các hợp chất hữu cơ không cháy hết (PAHs - Polycyclic aromatic hydrocarbons), dioxin và furan. Những chất này không chỉ gây hại cho sức khỏe con người mà còn gây ra hiệu ứng nhà kính, góp phần vào ô nhiễm không khí.
  • Thúc đẩy sử dụng rác tái chế: Quá trình sản xuất từ nguyên liệu tái chế thường tiêu tốn ít năng lượng hơn và tạo ra ít khí thải hơn so với việc sản xuất từ nguyên liệu mới. Điều này giúp giảm lượng khí thải và ô nhiễm môi trường liên quan đến quá trình sản xuất.

Đốt lá và rác có thể tạo ra các khí thải độc hại

Đốt lá và rác có thể tạo ra các khí thải độc hại

Hạn chế sử dụng bếp củi và lò sưởi

  • Tránh sử dụng bếp củi và lò sưởi cũ: Khi đốt bếp củi hoặc lò sưởi, quá trình đốt sẽ phóng ra các hạt vật chất nhỏ hơn 2,5mcm. Chúng có thể gây kích ứng hô hấp hoặc xâm nhập vào máu của chúng ta.
  • Sử dụng nhiên liệu sạch: Củi khô thường cháy tốt và ít gây ô nhiễm hơn củi ẩm. Hãy đảm bảo rằng bạn không đốt gỗ bằng sơn, keo dán hoặc lớp phủ khác vì nó có thể thải thêm chất độc vào không khí. Ngoài ra, viên làm từ mùn cưa nén và chất thải gỗ là một giải pháp ít gây ô nhiễm hơn và sinh nhiệt nhiều hơn cho gỗ.

Khí thải từ bếp củi có thể gây kích ứng đường hô hấp

Khí thải từ bếp củi có thể gây kích ứng đường hô hấp

Tham gia trồng cây xanh

Cây xanh hấp thụ khí CO2 trong quá trình quang hợp, một trong những chất gây ra hiệu ứng nhà kính và là nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu. Ngoài CO2, cây xanh cũng có khả năng hấp thụ nhiều chất ô nhiễm khác như SO2 (oxit lưu huỳnh), NOx (oxit nitơ) và các hợp chất hữu cơ độc hại khác.

Cây xanh giúp hấp thụ khí CO2, hạn chế nguy cơ biến đổi hiệu ứng nhà kính

Cây xanh giúp hấp thụ khí CO2, hạn chế nguy cơ biến đổi hiệu ứng nhà kính

Nâng cao nhận thức

  • Giáo dục cộng đồng: Các hoạt động này nhằm tăng cường nhận thức và động viên cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Chẳng hạn như chiến dịch giảm sử dụng túi nilon hoặc chiến dịch tiết kiệm năng lượng.
  • Thúc đẩy các hoạt động bền vững: Tạo ra các mạng lưới và cộng đồng bền vững nhằm thúc đẩy sự hợp tác và trao đổi kiến thức về các giải pháp bảo vệ môi trường. Các nhóm này có thể hỗ trợ việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tài nguyên giữa các thành viên.

Giáo dục cộng đồng qua chiến dịch giảm sử dụng túi nilon

Giáo dục cộng đồng qua chiến dịch giảm sử dụng túi nilon

Xem thêm:

  • Các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
  • Tác hại của nước mưa đối với làn da và cách chăm sóc da sau khi đi mưa

Ô nhiễm môi trường nếu không được tác động kịp thời sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Hy vọng những biện pháp trên sẽ giúp bạn có thêm gợi ý để hành động bảo vệ môi trường thiết thực hơn. Hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính