Bài viết này dành riêng cho các quý ông, do sự riêng tư ở các nhà vệ sinh của nam giới và nữ giới khác nhau. Tuy nhiên các nguyên tắc lịch sự này cũng có thể áp dụng cho các nhà vệ sinh chung.
Quy tắc 1:
Không bao giờ sử dụng bồn tiểu ngay vị trí cạnh một bồn tiểu khác đang có người sử dụng. Luôn giữ khoảng cách bằng ít nhất một bồn tiểu trống, nếu nhà vệ sinh không quá đông người.
Quy tắc 2:
Nếu nhà vệ sinh lớn và có cả một dãy bồn tiểu và đang có một người khác đi vệ sinh, hãy chọn vị trí xa người đó nhất.
Quy tắc 3:
Nếu bạn vào nhà vệ sinh không người, có cả một dãy bồn tiểu, hãy dùng bồn tiểu ở ngoài cùng bên trái hoặc bên phải. Như vậy người vào sau sẽ dễ chọn chỗ hơn, không phải đứng ngay cạnh bạn.
Quy tắc 4:
Nếu chỉ có một bồn tiểu còn trống, bạn có thể đợi trong chốc lát. Nhìn vào gương, sửa sang áo, chải lại tóc, đợi đến khi có vị trí thích hợp. Nếu quá gấp bạn có thể dùng bồn cầu trong phòng riêng.
Quy tắc 5:
Đừng nhìn chằm chằm vào người khác trong nhà vệ sinh hay ngó nghiêng hành động của họ. Chỉ liếc qua khi bước vào để xác định có ai đi vệ sinh bên cạnh hay không mà thôi, khi đi vệ sinh hãy giữ mắt nhìn thẳng.
Quy tắc 6:
Không hát hay huýt sáo trong nhà vệ sinh. Bạn sẽ khiến tất cả mọi người thấy ngượng, kỳ quặc.
Quy tắc 7:
Không gọi điện thoại trong nhà vệ sinh chung, người khác sẽ thấy khó chịu.
Quy tắc 8:
Không đứng quá xa bồn tiểu, bạn sẽ làm chính mình bị bẩn. Đứng gần (đừng quá gần) để giữ vệ sinh cho bản thân và vệ sinh chung.
Quy tắc 9:
Đừng tạo những biểu cảm sảng khoái, nhẹ nhõm. Có thể bạn đã phải nhịn vài tiếng đồng hồ và thực sự thấy nhẹ nhõm khi được "giải phóng", nhưng việc phát ra những tiếng "ooooh", "aaaah" và các kiểu âm thanh tương tự là rất vô duyên và còn hơi ghê nữa.
Quy tắc 10:
Nếu gặp tình huống trớ trêu và hài hước như trong hình dưới, và không còn bồn tiểu nào trống, hãy tìm nhà vệ sinh khác.
(Theo Relatively Interesting)
Trang ĐặngBạn đang xem bài viết 10 nguyên tắc lịch sự khi đi vệ sinh để bạn không bị vô duyên trong mắt người khác tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].