Dưới đây là 10 mẹo sơ cứu nhanh bạn có thể tham khảo để áp dụng:
1. Xử lý vết thương
Bất cứ khi nào bạn phải xử lý vết thương ở tay, bạn nên cố gắng nâng nó lên trên mức tim. Việc này giúp dịu sưng và giảm bớt tình trạng mất máu.
Nếu vết thương của bạn ở hông hoặc mông, hãy nằm xuống và nâng người lên bằng gối. Nếu bạn không thể nâng cao vết thương, hãy cố gắng giữ nó ở mức ngang tim hoặc càng gần tim càng tốt.
2. Bỏng độ một: Rửa bằng nước ấm
Bỏng độ một, còn được gọi là bỏng bề mặt, chỉ tác động đến lớp trên cùng của da. Để điều trị cần rửa sạch vết thương bằng nước ấm. Mặc dù nước đá có vẻ tốt hơn, nhưng nó thực sự có thể gây tổn thương mô nhiều hơn.
Sau khi làm sạch vết bỏng, chườm túi nước đá.
Sử dụng bơ hoặc dầu mỡ là một phương thuốc dân gian cũ có thể gây ra nhiều thiệt hại cho tổn thương hơn vì nó làm chậm quá trình thoát nhiệt. Bạn có thể trộn nước với baking soda thành hỗn hợp sệt giúp dịu da.
3. Ong chích
Nếu bị ong chích, bạn cần rời khỏi khu vực có ong ngay. Việc cần làm ngay là phải loại bỏ ngòi chích của ong khỏi da càng sớm càng tốt.
Việc tiếp theo là rửa vết thương và chườm lạnh. Sau đó hãy liên hệ với dịch vụ y tế khẩn cấp hoặc nhờ người giúp đỡ.
4. Gãy xương
Khi bị gãy xương, đừng cố nắn lại cho thẳng vết thương mà giữ cho chân tay được ổn định và bất động bằng cách sử dụng nẹp và đệm.
Điều quan trọng là giữ chỗ gãy xương ở cùng một vị trí.
Mặc dù đó có thể chỉ là trật khớp đơn giản hoặc bong gân, bạn luôn phải đi khám để đảm bảo chấn thương không nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí tránh gây thêm chấn thương.
5. Dằm đâm
Dằm (mảnh vụn) chứa đầy vi trùng và có thể dễ dàng lây nhiễm vào da hở, vì vậy nếu bị chúng đâm vào da việc đầu tiên bạn nên làm sạch khu vực đó bằng chất khử trùng.
Sau đó lấy dằm ra bằng kim, nhíp được khử trùng bằng nước sôi. Sau đó, rửa chỗ bị đâm bằng xà phòng và nước.
6. Rắn cắn
Trên các bộ phim, khi ai đó bị rắn độc cắn, phản ứng đầu tiên là hút nọc độc bằng miệng. Thực tế, chất độc đã xâm nhập vào máu của nạn nhân, vì vậy điều này không giúp ích.
Khi bạn bị rắn cắn, điều quan trọng nhất là thư giãn. Bạn cần phải giữ nhịp tim của bạn ổn định để làm chậm sự lây lan của chất độc. Tương tự như vậy, uống thuốc giảm đau thực sự có thể làm loãng máu và làm cho nọc độc hoạt động nhanh hơn.
Liên hệ với dịch vụ y tế ngay lập tức để cứu chữa kịp thời. Nếu bạn cần di chuyển để tìm kiếm giúp đỡ, hãy chắc chắn bạn đi bộ, không chạy, để giữ bình tĩnh. Nếu bạn có thể, hãy bôi dầu dừa lên vết thương, vì nó có thể giúp chống lại vi khuẩn và ký sinh trùng.
7. Sứa đốt
Khi bị sứa đốt, bạn có thể thử rửa vết thương bằng nước muối, nước ấm, giấm hoặc đắp vết thương bằng dung dịch baking soda và nước. Than hoạt tính cũng có thể giúp hút bỏ nọc độc của sứa.
8. Vết thương có thể để lại sẹo
Baking soda có đặc tính khử trùng giúp ngăn ngừa sẹo hình thành, có thể loại bỏ lớp vảy cứng và thậm chí có thể ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi điều trị sẹo bằng baking soda, điều quan trọng là cũng phải để vết thương tiếp xúc với không khí, không băng kín lâu.
Ngoài ra, baking soda cũng có thể được trộn với nước để tạo thành một chất khử trùng.
9. Chảy máu cam
Khi bị chảy máu cam, tránh ngửa cổ lên như mọi người thường làm. Hãy giữ đầu thẳng để máu chảy xuôi xuống và giảm áp lực lên mũi.
Dùng đá lạnh chườm lên bên cánh mũi để tĩnh mạch co lại, ngăn chảy máu.
Sau đó, dùng tay bóp chặt mũi trong vòng 15 phút và tạm thở bằng miệng tới khi máu ngừng chảy. Nếu không thể cầm máu hoặc vết thương quá nặng do chấn thương va đập, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý vết thương.
10. Rửa vết thương bằng nước sạch
Mọi người thường rửa vết thương bằng oxy già, cồn hay cồn i-ốt mỗi khi bị trầy xước, tuy nhiên điều đó là hoàn toàn sai lầm. Bởi oxy già phá hủy các mô liên kết, khiến cho vết thương chậm lành lại hơn.
Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước đã đun sôi, bôi thuốc mỡ kháng sinh lên để mau lành lại. Không nên dán băng gạc lên vết thương khi không cần thiết, vì nó có thể gây ẩm ướt khiến vết thương lâu lành.
Ngọc DiệpBạn đang xem bài viết 10 mẹo sơ cứu nhanh trong những trường hợp khẩn cấp tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].