10 mẹo nhỏ để việc làm bài tập về nhà của con trở nên thú vị hơn

Đôi khi việc thúc ép con ngồi vào bàn và tập trung làm bài tập trở nên thật vất vả. Cha mẹ thì luôn miệng nhắc nhở, còn bọn trẻ thì không thể tập trung vào đống bài tập có phần nhàm chán. Nếu bạn không muốn bài tập về nhà chỉ là một ‘nhiệm vụ’, hãy thử ngay 10 cách sau đây.

1. Lập khung thời gian làm bài tập về nhà

Trẻ con cần có thời gian biểu. Nếu có một khoảng thời gian được định sẵn cho việc làm bài, trẻ sẽ có khả năng tập trung tốt hơn.

Thời gian làm bài tập thích hợp nhất với mỗi đứa trẻ là khác nhau, hãy lập thời gian biểu tùy thuộc và khả năng tập trung của con bạn. Có bé tập trung tốt nhất vào buổi chiều, có bé lại tập trung tốt hơn sau bữa tối.

thoigianbieu

 

 2.Tạo một không gian thoải mái giúp trẻ dễ tập trung hơn

Một không gian yên tĩnh, ấm áp, đủ ánh sáng và các dụng cụ học tập sẽ giúp hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ.

Điều quan trọng là con bạn thích không gian đó và cảm thấy thoải mái, vậy nên hãy thêm những màu sắc mà con thích, hay những hình ảnh có thể tạo cảm hứng học tập.

2zxh7zxj222224pzahwt-Goc-hoc-tap-xinh-yeu-cho-be-1

 

3. Nếu con nhờ bạn giúp, chỉ gợi ý, đừng làm hộ

Muốn trẻ tiếp thu kiến thức, hãy để trẻ tự động não và mắc lỗi. Nếu bố mẹ giúp con quá nhiều, trẻ sẽ cho rằng bất cứ khi nào có việc gì khó, sẽ có người làm hộ chúng. Vì vậy cha mẹ chỉ nên đưa ra những gợi ý, hướng dẫn để con tự tìm ra đáp án.

4. Giữ thái độ tích cực

Một trong những cách tốt nhất để khuyến khích trẻ tự làm bài tập về nhà là cha mẹ cần có thái độ tích cực.

Hãy dành cho con những lời khích lệ, gắn những bài làm tốt của con trên cửa tủ lạnh, chia sẻ những thành tích của con với cả gia đình và bạn bè.

Những khích lệ của bạn sẽ tác động đến thái độ của trẻ với việc học và việc làm bài tập. Do đó, bản thân cha mẹ phải có thái độ tích cực với ‘nhiệm vụ’ làm bài tập về nhà của con mình trước tiên.

kie_7640_36865416022_o

 

5. Làm ‘bài tập về nhà’ cùng con

Khi con bạn đang trong giờ làm bài tập, hãy cho trẻ tầm quan trọng của các bài học này bằng cách làm ‘bài tập về nhà’ của chính bạn.

Ví dụ như khi con đang làm toán, bạn ngồi  tính toán các loại hóa đơn. Khi con đang tập đọc, bạn cũng ngồi đọc tài liệu. Hãy cho con bạn thấy được những kiến thức mà con đang học cần thiết cho cuộc sống sau này như thế nào.

6. Giúp trẻ lập kế hoạch làm bài tập

Trẻ sẽ tập trung tốt hơn nếu chúng biết được tiến độ làm bài của mình. Hãy cùng con xem qua những bài tập con cần làm và phân chia thời gian hợp lý theo môn học và độ khó.

Bạn có thể cho con làm những bài tập khó trước và chuyển sang những bài dễ sau. Hãy cho trẻ nghỉ giải lao (khoảng 15 phút mỗi giờ) nếu thời gian làm bài kéo dài hơn một giờ đồng hồ.

kie_2171_36869801276_o

 

7. Cho trẻ ăn nhẹ

Trẻ đói bụng sẽ không thể tập trung. Nếu con bạn làm bài tập trước bữa tối, bạn nên cho trẻ ăn nhẹ để nạp năng lượng cho cơ thể và não bộ.

8. Cho trẻ không gian riêng

Hãy để trẻ tự làm bài, điều này sẽ giúp tăng tính độc lập ở trẻ. Bạ chỉ cần để trẻ biết rằng cha mẹ luôn ở gần con và sẵn sàng giúp đỡ khi con cần.

thoi-quen-hoc-bai

 

9. Trao đổi với giáo viên của con

Phụ huynh cần để tâm đến những dặn dò từ phía giáo viên của con, bạn cũng có thể hỏi các thầy cô xem họ cần cha mẹ hợp tác như thế nào và giúp trẻ những gì khi ở nhà.

10. Biến bài tập về nhà thú vị hơn

Trẻ không thích làm bài tập về nhà vì thấy nhàm chán. Vậy tại sao bạn không biến những bài tập khô khan thành trò chơi hay treo giải cho con.

Nếu con bạn đang học từ vựng, bạn có thể làm flashcard và chơi trò nối từ cùng con. Nếu bé đang học toán, hãy dùng những viên kẹo để thay thế các con số.

Phép trừ và phép chia sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ hết nếu bạn để con ăn bớt những viên kẹo này.

da112ddcc2a6667463d2e95fa958c1bd

 

Lập các mốc treo thưởng cũng là cách giúp trẻ hứng thú hơn với việc làm bài tập về nhà. Ví dụ, mỗi khi con hoàn thành một bài tập, hãy cho trẻ một ngôi sao và trưng ngay trên một tấm bảng ở góc học tập.

Khi tấm bảng đầy sao, trẻ có thể chọn một phần thưởng như xem một bọ phim, ăn một que kem, mua một bộ đồ mới hay chơi một trò chơi.

Lưu ý là bạn cần cho trẻ thấy và hiểu rằng việc học tốt sẽ có ích lợi to lớn cho tương lai như thế nào chứ đừng khiến mục đích học tập của con bạn biến thành chỉ vì phần thưởng.

Thu Trang

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính