10 lỗi học sinh thường mắc khi làm bài thi và bí kíp khắc phục

Bỏ trống không khoanh đáp án, khoanh hai đáp án cho một câu, làm sai yêu cầu hay, không chú ý thời gian thậm chí là quên ghi tên trong bài thi trắc nghiệm là những lỗi sai mà rất nhiều học sinh hay mắc phải. Vậy phải làm thế nào để khắc phục?

Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Ảnh: Đào Ngọc Thạch

1. Bỏ trống không khoanh đáp án

Nếu bạn gặp một câu khó và bỏ qua để làm sau và dành thời gian còn thừa suy nghĩ thêm thì không sao, nhưng phải nhớ là quay lại và xem lại đấy nhé. 

Nhiều học sinh thường quên quay lại những câu mình đã bỏ qua và cuối cùng đáp án bị bỏ trống.

Giải pháp: Mỗi khi bạn bỏ qua một câu nào đó thì hãy đánh dấu bên lề câu hỏi đấy.

2. Khoanh hai đáp án cho một câu

Rất nhiều học sinh mắc lỗi này trong khi bài trắc nghiệm yêu cầu chọn 1 đáp án đúng nhất. Nguyên nhân là vì khi sửa đáp án lại quên không xóa câu trả lời cũ. Và đương nhiên người chấm sẽ không thể chấp nhận dù một trong hai đáp án là đúng.

Giải pháp: Xem lại bài và kiểm tra kỹ nhưng bài trắc nghiệm kiểu đúng/sai hoặc chọn đáp án đúng nhất chỉ được có một đáp án được khoanh!

3. Nhầm lẫn khi chuyển đáp án từ nháp ra bài làm

Còn gì bức bối hơn là bạn nháp ra kết quả đúng hết sau đó ghi vào bài thì lại ghi sai!

Giải pháp: Luôn nhớ xem lại bài và so sánh lại với bài nháp.

635804151204651875-education-testing-multiple-choice-istep-test-10142015-xx-1_120157_ver1.0

4. Khoanh nhầm đáp án

Đôi khi bạn định chọn một đán án này nhưng lại khoanh nhầm vào đán án bên cạnh. Hãy ngẫm lại xem bạn đã từng sai lầm như vậy hay chưa?!

Giải pháp: Luôn nhìn kỹ tờ đán án khi khoanh để đảm bảo mình khoanh đúng đáp án mà mình chọn.

5. Ôn nhầm 'tủ'

Khi ôn tập hãy đảm bảo đó là phần mà giáo viên ra đề cương. Nếu bạn lơ là không nghe nhắc nhở quan trọng của thầy cô rất có thể bạn sẽ học lệch tủ.

Giải pháp: Hỏi lại bạn bè hoặc giáo viên phần kiến thức trọng tâm cần ôn tập nếu không nhớ rõ. Nhiều thầy cô cũng không ngại cung cấp đề cương cho học sinh đâu.

6. Không để ý thời gian

Một trong những lỗi phổ biến nhất mà học sinh thường mắc phải khi làm bài kiểm tra nói chung là không quản lý được thời gian. 

Điều này dẫn tới khi nghe thông báo 'còn 5 phút nữa nhé' các bạn sẽ bắt đầu hoảng loạn và còn một đống câu chưa kịp làm.

Giải pháp: Luôn dành ra vài phút đầu giờ để để đánh giá qua toàn bài và phân chia thời gian phù hợp cho từng bài.

Nếu là bài thi tự luạn, hãy chia thời gian cho việc lên dàn ý và viết bài và phải chú ý đảm bảo thời gian cho mỗi phần.

Với bài thi trắc nghiệm, khi gặp câu hỏi quá khó hãy tạm thời bỏ qua nhưng nhớ đánh dấu bên lề câu hỏi đó để quay lại sau khi đã làm xong hết một lượt các câu khác nhé.

7. Lạc đề

Nếu đề bài yêu cầu 'so sánh' mà bạn lại làm 'định nghĩa' thì chắc chắn bạn sẽ mất điểm. Trong yêu cầu của đề bài có một số từ khóa nêu rõ bạn phải làm gì, bạn cần hiểu đúng yêu cầu và làm theo.

Giải pháp: Phải hiểu được các từ khóa đó, chẳng hạn như:

- Định nghĩa: Tức là bạn phải nêu khái niệm

- Phân tích: Tách từng khái niệm, từng bước làm ra và giải thích

- Đối chiếu: Chỉ ra sự khác biệt

- So sánh: Chỉ ra cả sự giống và khác

...

8. Nghĩ quá nhiều

Nhiều khi một câu hỏi rất bình thường nhưng học sinh lại nghĩ quá lên và nghi lngờ bản thân vì sợ câu hỏi không 'đơn giản' như vậy và chuyển đáp án khác. Đôi khi sự thay đổi lại dẫn đến 'lợn lành thành lợn què'.

Nhưng nói vậy cũng không có nghĩa là làm xong thì không nên xem lại. Nhưng bạn không nên quá nghi ngờ bản thân.

Giải pháp: Làm bài theo chiến thuật, phân tích và loại trừ đáp án sai. Sau khi đã khoanh đáp án, nếu bạn nghi ngờ mình làm sai nhưng không chắc chắn về điều đó thì không nên thay đổi sang câu trả lời khác. 

9. Trục trặc 'kỹ thuật'

Trục trặc 'kỹ thuật' ở đây tức là đang làm bài thì bút hết mực, máy tính hỏng, ngòi chì hết,...

Giải pháp: Luôn mang thêm đồ 'dự phòng' khi đi thi.

10. Quên ghi tên vào bài làm

Không ít thí sinh quên ghi tên vào bài thi dù cho thầy cô giáo đã nhắc đi nhắc lại từ khi phát giấy đến khi thu bài.

Giải pháp: Ngay khi nhận giấy thi, lập tức ghi tên, số báo danh và các thông tin khác trước khi đọc câu hỏi và làm bài.

Empty

Chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm

Khi làm bài thi trắc nghiệm hãy luôn nhớ ba bước sau đây:

1. Đọc câu hỏi và gạch chân từ khóa

2. Dùng tay che đáp án và tự nghĩ câu trả lời trước để tư duy được độc lập, không phụ thuộc vào từ ngữ của các đáp án cho sẵn

3. Nếu bước 2 không thành công, hãy dùng phương pháp loại trừ dần lọc đi các đáp án sai, như vậy tỷ lệ đáp đúng sẽ cao hơn

 

Thư Nguyên

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính