Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

10 loài sinh vật biển kỳ quái đến khó tin nhưng hoàn toàn có thực

Đại dương chứa tới 2/3 sinh vật trên hành tinh của chúng ta, và nhân loại còn biết rất ít về nó. Những loài sinh vật dưới biển sâu này kỳ quái đến mức có thể khiến bạn không tin nổi rằng chúng tồn tại.

 1. Cá quỷ Anglerfish

Ảnh: Jared Benney

Ảnh: Jared Benney

Loài cá Anglerfish sống dưới đáy biển sâu được xem là sinh vật lập dị, xấu xí nhất trên trái đất. Nó có cái đầu to bự, chiếc 'cần' phát ra ánh sáng giống như ánh đèn pha trên đầu, cái miệng lớn hình lưỡi liềm lấp đầy những chiếc răng.

Hành vi giao phối của cá Anglerfish được miêu tả khá kỳ quái, phù hợp với hình ảnh trong những bộ phim kinh dị. Những con cá đực thường kí sinh bám sát phần vây bụng của con cái để chia sẻ thức ăn và giao phối.

Đối lập với cá Anglerfish cái, con cá đực có thân hình rất nhỏ, thân chỉ khoảng 6,35 mm, nhỏ gấp 500.000 lần cá cái. Khi quan sát loài cá này, các nhà nghiên cứu nhận thấy hai mặt của hầu hết các con cá cái đều có những vết sưng tấy kỳ lạ, đó chính là di cốt của cá đực để lại.

Cá Anglerfish cái lớn gấp khoảng 500.000 lần cá đực

Cá Anglerfish cái lớn gấp khoảng 500.000 lần cá đực

Khi tiến hành giao phối, cá đực bị mất hệ thống tiêu hóa. Do đó, khi tìm được đúng bạn tình, cá đực sẽ cắn vào thịt con cái để gắn liền hai con vào nhau.

Con đực sống dựa hoàn toàn vào con cái, cùng chia sẻ một hệ thống tiêu hóa. Ngược lại, nó sẽ phải luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu giao phối của con cái.

Khi cá đực cắn vào cá cái, nó sẽ tiết ra một loại enzyme, thẩm thấu qua da và hòa vào con cái, lúc này tinh trùng cá đực có thể xâm nhập cơ thể con cái.

Theo thời gian, mọi bộ phận trong con đực đều tiêu biến, chỉ còn lại tinh hoàn. Sau cùng, con đực sẽ nhanh chóng chết đi, để lại một khối lượng tinh hoàn đủ để cá cái thụ tinh.

Một con cái có thể nuôi 6 'anh chàng' ký sinh, trên thân cá cái có thể có tới 8 túi tinh hoàn.

Xem thêm: Video ghi hình Anglerfish 

2. Cá mập voi Elephant Shark

ca map voi

Cá mập voi là loài có tốc độ tiến hóa chậm nhất thế giới. Sau hơn 400 triệu năm, bộ gene của nó vẫn hầu như không đổi.

Chúng thường sinh sống ở những khu vực nước có độ sâu khoảng 200m và rất khó bị bắt gặp. Chỉ có ngoại lệ duy nhất để có thể dễ dàng tìm thấy cá mập voi là khi đến mùa đẻ trứng, những con cái thường di chuyển đến vùng nước nông.

Tập tính này cũng khiến chúng bị ngư dân đánh bắt với số lượng lớn.

3. Cá quỷ Seadevil

seadevil

Cái tên Seadevil (ác quỷ biển) rất hợp với loài cá này vì nó là một trong những loài cá có ngoại hình xấu nhất từng thấy. 

Loài cá này thường sống ở độ sâu hơn 2700 mét dưới biển.

4. Mực quỷ Vampire Squid

4.Vampire_Squid__2_

Sở dĩ loài mực này có cái tên Vampire (ma cà rồng) là vì chúng có khả năng tái tạo, giống như khả năng của ma cà rồng trong các truyền thuyết.

Nếu bị các loài ăn thịt cắn mất xúc tu, mực quỷ có thể tái tạo xúc tu mới.

5. Cá nhám mang xếp

171113121615-frilled-shark-1

Cá nhám mang xếp là một loài cá mập thuộc chi Chlamydoselachus, họ Chlamydoselachidae.

Đây là loài cá sống chủ yếu ở vùng biển sâu (trên 1.500 mét), phân bố không liên tục trên cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Loài cá này có một số đặc điểm của loài cá mập 'nguyên thủy', được coi là 'hóa thạch sống' dưới đáy biển thời kỳ khủng long.

Chúng có chiều dài có thể đạt tới 2 m (6,6 ft), có cơ thể màu nâu sẫm giống con lươn nhưng có sáu cặp khe mang giống với loài cá mập thời tiền sử.

Khi di chuyển và săn mồi, cá mập thằn lằn uốn cong cơ thể để di chuyển về phía trước một cách linh hoạt giống với một con rắn biển khổng lồ.

6. Cá chình bồ nông

ca chinh

Cá chình bồ nông là một cá biển sâu hiếm thấy, mặc dù đôi khi bị bắt trong lưới đánh cá. Tên gọi của nó đề cập đến bồ nông, do cái miệng lớn của cá gợi nhớ tới mỏ bồ nông.

Hình dáng kỳ quái của cá chình bồ nông

Hình dáng kỳ quái của cá chình bồ nông

Thân loài cá này gần như không xương và rất nhỏ, nhưng cá chình bồ nông có thể ăn những con mồi lớn hơn kích cỡ của nó.

7. Cá rắn Viper Thái Bình Dương

ca ran

Đây là một loài cá săn mồi sống ở độ sâu thẳm của biển sâu. Vào ban ngày nó có thể được tìm thấy từ 200–5000 m dưới bề mặt đại dương.

Vào ban đêm nó bơi lên vào chiều sâu dưới 200 mét, nơi thực phẩm dồi dào hơn. Cá rắn Viper Thái Bình Dương chủ yếu ăn động vật giáp xác và cá nhỏ.

Người ta tin rằng vây lưng đầu tiên phát sáng để thu hút con mồi.

Cá rắn Viper Thái Bình Dương đặc trưng bởi miệng lớn, răng giống răng nanh dài và tia vây lưng dài (bằng nửa chiều dài cơ thể của nó).

8. Cá chiêm tinh Stargazer

ca sao

Đừng để cái tên đẹp của nó đánh lừa. Loài cá này dùng thuật ngụy trang để bắt mồi và có thể biến đổi cơ mắt phóng ra một dòng điện gây sốc và khiến con mồi bất động.

Khả năng phóng điện này còn giúp chúng chiến đấu lại kẻ thù của mình.

Xem thêm: Cá chiêm tinh tự vùi mình ngụy trang cực giỏi

9. Cá mập yêu tinh Goblin

ca map yeu tinh

Đây có lẽ là loài khác biệt và kỳ dị nhất so với các loài cá mập khác bởi hình dáng xấu xí, trong khi cái mũi khoằm dài hơn các loài cá mập khác và giống với mỏ chim, thì nó còn có một cái sừng dài hơn cả mõm giống với hình cái bay.

Ngoài ra, chúng có cơ thể chủ yếu là màu hồng, cùng với bộ hàm có khả năng co duỗi ra ngoài để đớp con mồi. 

10. Cá rìu Hatchetfish

hatch

Cá rìu Hatchetfish là sinh vật có ngoại hình kỳ dị bậc nhất trong thế giới muôn loài dưới đáy đại dương. Đôi mắt to, khuôn mặt như đang mếu vì bị ám ảnh của chúng tựa như bóng ma biển cả.

Với thân hình mỏng và có phần mình sắc nhọn có khả năng sát thương cao nên chúng được đặt tên như một lưỡi rìu.

ca-riu-duoi-dai-duong-3

Chiều dài của cá rìu nằm trong khoảng 1 – 5 inch (2,4 -12 cm), tuy nhỏ nhưng chúng có sức tấn công đối phương rất lớn.

Tổng hợp theo Bright Side, Kiến thức, Wikipedia...

Trang Đặng

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính