Trường Đại học Ngoại thương (tên gọi quốc tế: Foreign Trade University, viết tắt: FTU) là trường đại học công lập của Việt Nam, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngành học Ngoại thương chính thức ra đời vào năm 1960, sơ khai là một bộ môn trong Khoa Quan hệ quốc tế do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý nhưng đặt tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính.
Năm 1967, ĐH Ngoại thương chính thức được thành lập thuộc Bộ Ngoại thương, rồi chuyển sang Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp năm 1985, tái thiết trở thành Bộ GD&ĐT từ năm 1984 cho đến ngày nay.
Trường tập trung đào tạo các lĩnh vực về kinh tế bao gồm kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, hợp tác kinh tế quốc tế, quản trị cùng các mảng khác như tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, luật kinh tế và ngoại ngữ đa dạng; đồng thời dàn trải đào tạo cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu sinh khoa học, tiến sĩ.
ĐH Ngoại thương nằm trong những trường xuất sắc nhất cả nước, và cũng là một trong những đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về ngân sách giáo dục đầu tiên.
"Harvard Việt Nam", "Lò đào tạo hoa hậu", "Tiếng Anh đỉnh", "con nhà người ta"... là những điều mà người ta sẽ nghĩ đến ngay khi nhắc về Đại học Ngoại thương, ngôi trường top đầu về đào tạo Kinh tế tại Việt Nam.
Vậy lý do vì sao FTU lại được mệnh danh là "Harvard của Việt Nam"?
Thứ nhất, ĐH Ngoại thương luôn lọt top đầu những trường đại học có điểm chuẩn xét tuyển cao nhất cả nước. Đầu vào chất lượng nên nhìn sinh viên Ngoại thương, đâu đâu cũng thấy những "cao thủ" được quy tụ từ mọi nơi.
Bên cạnh số lượng thí sinh thi tuyển trực tiếp, trường cũng nhận được rất nhiều hồ sơ tuyển thẳng các bạn học sinh đạt giải Quốc gia, Quốc tế của cả nước.
Thứ hai, thế mạnh về ngoại ngữ cũng là điểm đáng tự hào của các sinh viên Ngoại thương.
ĐH Ngoại thương đặt ra chuẩn ngoại ngữ tương đối cao (TOEIC 650). Ngay cả những sinh viên thi khối A00 lúc đầu có thể yếu tiếng Anh, nhưng sau khi được rèn luyện trong môi trường Ngoại thương thì cũng đạt được chuẩn đầu ra của trường.
Thứ ba, chất lượng đầu ra cũng là yếu tố khẳng định vị thế của FTU. Hàng năm, các tập đoàn nổi tiếng thế giới như Unilever, P&G, Nestlee, Big Four,… có lực lượng nhân viên xuất thân từ FTU khá nhiều.
Sinh viên Ngoại thương luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao bởi tính cách năng động, kỹ năng xử lý tình huống tốt, khả năng ngoại ngữ đỉnh và tinh thần học hỏi cao.
Thứ tư, môi trường năng động và vô vàn câu lạc bộ chuyên môn và sở thích.
Tham gia câu lạc bộ là trải nghiệm không thể thiếu khi lên đại học, giúp sinh viên nâng cao kiến thức và trau dồi kĩ năng chuyên ngành cũng như giao lưu với bạn bè có cùng sở thích.
FTU luôn luôn là sân chơi đầy tiềm năng dành cho những sinh viên thích bay nhảy, thích những gì mới lạ và thích được thử thách mình ở nhiều lĩnh vực.
Thứ năm, ngôi trường đào tạo nhiều nhân vật nổi tiếng.
ĐH Ngoại thương còn là "cái nôi" của nhiều nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực khác nhau.
Ngôi trường cũng được gọi là "Lò đào tạo hoa hậu" khi có nhiều sinh viên của trường lọt vào các cuộc thi sắc đẹp danh giá. Tính đến nay đã có hơn 7 người đẹp đạt giải Hoa hậu, Á hậu xuất thân từ Ngoại thương.
Trường Đại học Ngoại thương hiện có 10 ngành đào tạo, hàng chục chuyên ngành và nhiều chương trình đào tạo theo các bậc học như sau:
1. Bậc Cao đẳng
Ngành Quản trị kinh doanh: Chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế.
2. Bậc Đại học
2.1. Ngành kinh tế: Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại; Thương mại quốc tế; Thuế và hải quan.
2.2. Ngành Quản trị kinh doanh: chuyên ngành Quản trị Kinh doanh quốc tế; Kế toán; Thương mại điện tử; Quản trị khách sạn và du lịch.
2.3. Ngành Tài chính - Ngân hàng: Chuyên ngành Tài chính quốc tế; Phân tích và đầu tư tài chính; Ngân hàng.
2.4. Ngành Ngôn ngữ Anh: Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại.
2.5. Ngành Kinh doanh quốc tế.
2.6. Ngành Kinh tế quốc tế.
2.7. Ngành Ngôn ngữ Nhật: Chuyên ngành Tiếng Nhật thương mại.
2.8. Ngành Ngôn ngữ Pháp: Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại.
2.9. Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc: Chuyên ngành Tiếng Trung thương mại.
2.10. Ngành Luật chuyên ngành Luật thương mại quốc tế.
3. Bậc Thạc sĩ
3.1. Kinh tế quốc tế
3.2. Quản trị kinh doanh
3.3. Kinh doanh thương mại
3.4. Tài chính ngân hàng
3.5. Chính sách và Luật thương mại quốc tế
4. Bậc Tiến sĩ
4.1. Kinh tế quốc tế
4.2. Quản trị kinh doanh.
5. Các chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao, chương trình tiên tiến (giảng dạy bằng tiếng anh)
5.1. Chương trình Chất lượng cao, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh quốc tế.
5.2. Chương trình Chất lượng cao chuyên ngành Ngân hàng và Tài chính quốc tế.
5.3. Chương trình Chất lượng cao chuyên ngành Kinh tế đối ngoại.
5.4. Chương trình Chất lượng cao chuyên ngành Kinh tế quốc tế.
5.5. Chương trình Tiên tiến chuyên ngành Kinh tế đối ngoại hợp tác với trường ĐHTH Colorado State University (Mỹ).
5.6. Chương trình Tiên tiến Quản trị Kinh doanh quốc tế hợp tác với trường ĐHTH California State University, Fulleton (Mỹ).
6. Chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài
6.1. Chương trình liên kết 3 + 1 đào tạo Cử nhân Kinh doanh và Thạc sĩ Quản trị và kinh doanh với Trường Đại học Bedfordshire (Anh).
6.2. Chương trình đào tạo Cử nhân thực hành chuyên ngành Quản lí Tài chính và Dịch vụ với trường Kinh doanh Niels Brock Copenhagen (Đan Mạch).
6.3. Chương trình liên kết 3 + 1 đào tạo Cử nhân Tài chính, Cử nhân Kinh tế học, Cử nhân Dịch vụ tài chính quốc tế với Trường Đại học London Metropolitan (Anh).
6.4. Chương trình liên kết 1.5 + 3 đào tạo Cử nhân Luật - Kinh tế liên kết với Trường Đại học AomoriChuo Gakuin (Nhật bản).
6.5. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ Kinh doanh quốc tế (MIB) với Trường Đại học La Trobe (Úc).
6.6. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh với Trường Đại học Meiho (Đài Loan).
6.7. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ Nghiên cứu Quốc tế: Châu Âu và Châu Á với Trường Đại học Rennes 2 (Pháp).
6.8. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ Quản trị Dự án với Trường Đại học Nantes (Pháp).
6.9. Chương trình MBA liên kết đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh với trường Kinh doanh Shilder thuộc Đại học Hawai tại Manoa (Hoa Kỳ).
6.10. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ Tài chính - Quản lí ngân quỹ với trường Đại học Rennes 1 (Pháp).
6.11. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ quản trị kinh doanh Tài chính với Trường Đại học Stirling (Anh).
6.12. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ chính sách và luật thương mại quốc tế với WTI (Thụy sĩ).
7. Chương trình cử nhân song bằng
7.1. Chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Ngoại thương với Trường Đại học Nice Sophia Antipolis (Pháp).
Năm học 2022 - 2023, học phí Đại học Ngoại thương dành cho chương trình đại trà là 22 triệu đồng/năm, chất lượng cao 42 triệu đồng/năm và tiên tiến là 60 triệu đồng/năm.
Mức học phí với các chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế: Quản trị khách sạn, Marketing số, Kinh doanh số dự kiến 60 triệu đồng, các chương trình khác thuộc nhóm này là 40 triệu đồng/năm, theo số liệu của VnExpress.
Video review Đại học Ngoại thương:
Địa chỉ liên hệ:
1. Trụ sở chính Hà Nội:
Địa chỉ: Số 91 Phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84-24) 3259 5158
Fax: (84-24) 3834 3605
2. Cơ sở II - TP. Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Số 15, Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (84-28) 3512 7254
Fax: (84-28) 3512 7255
3. Cơ sở Quảng Ninh:
Địa chỉ: Số 260 Đường Bạch Đằng, Phường Nam Khê, TP. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam
Điện thoại: (84-20) 33567089
Fax: (84-20) 3385 2557