song tho
sapo 2

Theo Bộ Y tế, Việt Nam là một trong số 10 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới, ước tính đến năm 2035 có hơn 21 triệu người cao tuổi.

Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đang là 73,6 tuổi, cao hơn so với trung bình trên thế giới nhưng tuổi thọ khỏe mạnh chỉ là 63,2 tuổi.

nguoi cao tuoi

Tại Hội nghị Lão khoa Quốc gia lần thứ IV, PGS.TS Nguyễn Trung Anh - Giám đốc BV Lão khoa Trung ương đã chia sẻ thông tin kết quả nghiên cứu thực trạng sức khoẻ của hơn 610 người cao tuổi (trên 60 tuổi) tại Sóc Sơn.

Kết quả cho thấy, trung bình một người trên 60 tuổi mắc 3 - 4 bệnh, đặc biệt những người trên 80 tuổi có thể mắc trên 6 bệnh. Trong đó nhiều nhất là bệnh đục thuỷ tinh thể, bệnh hô hấp, sa sút trí tuệ, tăng huyết áp, bệnh cơ xương khớp, rối loạn mỡ máu…

Theo các chuyên gia lão khoa, người cao tuổi thường mắc cá bệnh lý mạn tính như: Bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh xương khớp… Đây hầu hết là những bệnh phải điều trị suốt đời, thậm chí cần chăm sóc đặc biệt.

Và việc sử dụng số lượng lớn thuốc điều trị nhiều loại bệnh trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến gan, thận... Đây là gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân cũng như gia đình, đặc biệt là vấn đề chăm sóc.

Điều đáng nói là, các bệnh lý như tăng huyết áp, xương khớp, đái tháo đường… thường có diễn biến từ sớm (ở độ tuổi trung niên), nhưng thường bị mọi người bỏ qua, rất ít người ở độ tuổi trung niên đi khám, tầm soát để biết mình bị tiền đái tháo đường hay vấn đề về huyết áp không.

Chính vì không có sự chuẩn bị tốt, không có ý thức phòng ngừa bệnh từ sớm nên đến khi sức khỏe giảm sút mới đi khám thì hầu hết bệnh đã nặng, mắc nhiều bệnh cùng lúc gây khó khăn cho quá trình điều trị.

titphu2

Bộ Y tế nhận định, mặc dù tuổi thọ người Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực nhưng số năm sống có bệnh tật lại cao so với các nước.

Mỗi người Việt Nam trung bình có tới hơn 10 năm phải sống với bệnh tật. Chính điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống và làm giảm số năm sống khỏe mạnh của người Việt.

Thực tế đáng lưu ý với người cao tuổi là những năm tháng đáng lý được nghỉ ngơi thì họ lại phải dành phần lớn thời gian đến bệnh viện mỗi tháng.

Theo các chuyên gia lão khoa, các bệnh mạn tính không lây nhiễm có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và tăng áp lực cho người thân trong gia đình.

Hiện chi phí y tế và gánh nặng chăm sóc cho người cao tuổi cao gấp 7 - 10 lần người trẻ, trong khi thu nhập trung bình của người cao tuổi chỉ khoảng 537.900 đồng/tháng, chủ yếu từ bảo trợ xã hội, lương hưu.

titphu3

Có một số yếu tố quan trọng dẫn đến số năm sống với bệnh tật của người dân Việt Nam còn ở mức cao. Trong đó có chế độ dinh dưỡng chưa hợp lí dẫn đến hạn chế phát triển thể lực, tầm vóc của người Việt.

Bên cạnh đó, môi trường ô nhiễm cũng là một trong những yếu tố khiến số năm sống chung với bệnh tật của người Việt ở mức cao. Môi trường sống ở Việt Nam có nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng bởi các chất thải sinh hoạt, sản xuất cũng là nguyên nhân gây bệnh tật. Cùng với đó là ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của người dân còn hạn chế.

Ngoài ra, một yếu tố rất quan trọng dẫn đến người Việt sống thọ nhưng không khỏe, đó là sự gia tăng nhanh của bệnh không lây nhiễm. Gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới trên 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong toàn quốc và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

titphu4

Các chuyên gia y tế cho rằng, để chăm sóc toàn diện cho người già và tiến tới đáp ứng nhu cầu khi tỉ lệ người cao tuổi tăng lên, các bệnh viện đều cần thành lập khoa lão để tiếp nhận điều trị cho người cao tuổi.

Theo xu hướng chung của thế giới, Việt Nam cũng rất cần hệ thống viện dưỡng lão có chăm sóc y tế, trung tâm chăm sóc ban ngày cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi, xây dựng các khu nhà ở, chung cư có hệ thống chăm sóc, tiện ích dành riêng cho người già...

Bên cạnh đó, cần có thêm nhiều dịch vụ cho người già như dọn nhà, giặt giũ, đi chợ, trợ giúp bữa ăn, dịch vụ vui chơi giải trí cho người già...

Có khoảng 28% người cao tuổi cần trợ giúp trong các hoạt động cơ bản như: Vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đi vệ sinh, di chuyển, đại tiểu tiện không tự chủ, ăn uống; 90% số người cao tuổi cần trợ giúp sử dụng điện thoại, mua bán, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, sử dụng phương tiện giao thông.

Điều này đòi hỏi hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cần có sự điều chỉnh, thích nghi để đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

Khi người già có môi trường sống trong lành, lý tưởng, được chăm sóc y tế, dịch vụ tốt thì họ sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn, từ đó giúp nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO