Khung giờ vàng cho giấc ngủ của trẻ là những giờ nào?

Để trẻ có giấc ngủ sâu, các mẹ cần chú ý tới khung giờ vàng để tốt nhất cho giấc ngủ của bé. Vậy khung giờ vàng cho giấc ngủ của trẻ là vào những giờ nào?

Khung giờ vàng cho giấc ngủ của trẻ là những giờ nào? 0

Khung giờ vàng cho giấc ngủ là gì? 

Khoa học đã chứng minh rằng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, đặc biệt khi con đang trong những năm tháng đầu đời. 

Khung giờ vàng cho giấc ngủ là khoảng thời gian tốt nhất cho giấc ngủ của trẻ, trẻ đi ngủ giờ này sẽ tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của IQ, EQ. 

Trẻ có một giấc ngủ vừa đúng giờ, vừa sâu vừa ngon sẽ đảm bảo trẻ tăng trưởng chiều cao vượt trội và có một trí não thông minh, sáng suốt hơn nhiều trẻ rối loạn giấc ngủ khác.

Khung giờ vàng là những giờ nào? 

Các chuyên gia nghiên cứu cho thấy có 2 giai đoạn trong ngày mà hormone sinh trưởng tiết ra nhiều nhất là từ 21 giờ tối đến 1 giờ sáng5 giờ sáng đến 7 giờ sáng.

Thậm chí lượng hormone sinh trưởng được sinh ra trong khoảng thời gian này còn được chứng minh cao gấp 5 – 7 lần so với thời gian ban ngày. 

Để loại hormone có ích cho trí não trẻ tiết ra nhiều cần có thêm các yếu tố quan trọng khác: Đó là chỉ khi con chìm vào giấc ngủ sâu thì mới đạt hiệu quả như vậy.

Nên nếu đến thời điểm vàng mà trẻ vẫn chưa lên giường hoặc nằm trên giường mà chưa ngủ, hoặc đã ngủ nhưng chưa say giấc thì lượng hormone sinh trưởng cũng chỉ ở mức thấp, không đáng kể.

Trẻ không ngủ hoặc tỉnh dậy sớm trong hai khoảng thời gian này, thì có thể đã bỏ qua khoảnh khắc quan trọng nhất để tiếp nhận hoocmon kích thích não và chiều cao đấy.

Khung giờ vàng cho giấc ngủ của trẻ là những giờ nào? 1

Làm gì để trẻ đi ngủ đúng khung giờ vàng?

Để tuân thủ thời gian ngủ sâu tốt nhất cho trẻ, bố mẹ nên làm những việc sau:

1. Tạo cảm giác yên tĩnh

Nếu gia đình có thói quen ngủ muộn, mở tiếng tivi to và nói chuyện nhiều, bé cũng bị ảnh hưởng và hình thành cảm giác "chưa đến giờ ngủ". Do đó, khi đến thời gian, cha mẹ nên bật đèn ngủ, tắt tivi, ngừng to tiếng để bé yên tĩnh và đi vào giấc ngủ.

Tập cho bé thói quen chuẩn bị trước khi ngủ như: đánh răng, rửa mặt, rửa chân, dọn giường chiếu... Nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó giống như ám hiệu ngầm giúp trẻ nhận biết thời gian lên giường.

2. Tránh khiến não bé hưng phấn quá độ trước khi ngủ 1 tiếng

Nhiều bé hiếu động thường không chịu nằm yên một chỗ mà nghịch ngợm luôn chân luôn tay. Điều này khiến não trẻ bị kích thích trở nên hưng phấn, rất khó đi vào giấc ngủ.

Do đó, phụ huynh không nên trêu đùa, chọc cười, cho bé chơi những trò đuổi bắt... mà nên kể chuyện cổ tích, cho bé nghe những bản nhạc lãng mạn, nhạc thiếu nhi... để bé thư giãn và dần chìm vào giấc ngủ.

3. Không cho bé ngủ ngày quá nhiều

Bé ngủ ngày quá nhiều ban đêm thường thức khuya. Khoa học đã chứng minh, ngủ ngày quá nhiều còn làm chậm quá trình phát triển chiều cao, ảnh hưởng tới sức tập trung, trí nhớ, sự sáng tạo cũng như kỹ năng vận động.

Thời gian ngủ thích hợp cho từng độ tuổi của trẻ

- Trẻ sơ sinh: Ngủ 16 - 18h/ngày, trừ những lúc thức để ăn, còn lại là trẻ ngủ.

- Trẻ 2 - 12 tháng cần ngủ 14 -16h/ngày.

- Trẻ 13 - 36 tháng cần ngủ 12 - 14h/ngày.

- Trẻ từ 3 - 5 tuổi cần ngủ 10 - 12h/ngày. 

- Từ 6 tuổi - 10 tuổi cần ngủ 10 - 11h/ngày. 

- Từ 10 tuổi trở lên ngủ bằng người lớn 8h/ngày.

Tuấn Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính