Chuyên gia Tâm lý Giang Kate
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Hương Giang (Giang Kate): Phần nào đúng. Việc người trẻ độc lập hơn về tài chính và có nhiều lựa chọn khiến họ có thể chủ động bước vào hôn nhân. Đồng thời, họ cũng không còn bị ràng buộc bởi những định kiến xã hội về ly hôn như các thế hệ trước – và dám sống thật với chính mình.
Khi một mối quan hệ trở nên không lành mạnh, họ sẵn sàng lựa chọn rời đi để bảo vệ giá trị sống cá nhân.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là con dao hai lưỡi. Sự độc lập giúp người trẻ có quyền tự quyết hơn, nhưng cũng có thể khiến con người dễ trở nên cô lập và xa cách hơn.
Bởi dù kết hôn hay không, để duy trì một mối quan hệ bền vững, sẻ chia và sâu sắc, mỗi cá nhân đều cần nỗ lực học hỏi – để hiểu mình, hiểu người, và biết cách hoá giải mâu thuẫn một cách đúng đắn và lành mạnh.
Cuối cùng, dù thời đại có thay đổi thế nào, thì nhu cầu được kết nối và gắn bó sâu sắc với người khác vẫn luôn là một phần thiết yếu trong bản chất con người.
Chuyên gia tâm lý Giang Kate: Tôi đồng ý rằng thiếu kỹ năng sống là một biểu hiện dễ thấy, nhưng nguyên nhân gốc rễ thường sâu xa hơn – nằm ở nhận thức chưa đầy đủ về bản thân, về tình yêu, về bản chất của hôn nhân, và cách ứng xử khi mâu thuẫn xảy ra.
Từ góc nhìn của Tâm lý học phát triển, nhiều người trẻ bước vào mối quan hệ khi họ vẫn đang trong quá trình khám phá bản sắc cá nhân.
Ví dụ như họ chưa thật sự hiểu nhu cầu cốt lõi của họ trong mối quan hệ thân mật là gì, mong muốn về mô hình gia đình của họ là gì, điều gì khiến họ dễ bị kích hoạt cảm xúc tiêu cực...
Khi thiếu hiểu biết về chính mình, họ cũng dễ kỳ vọng sai về người kia hoặc về mối quan hệ và có thể phản ứng gay gắt thái quá khi có bất đồng.
Họ không đủ kỹ năng hay niềm tin để “ở lại và cùng sửa chữa” mà dễ chọn cách rút lui – không phải vì hời hợt, mà vì không biết phải làm sao để tiếp tục một cách lành mạnh.
Chuyên gia tâm lý Giang Kate: Tôi nghĩ đó là cả hai. Đó là một bước tiến khi chúng ta công nhận rằng hôn nhân không nên là cái “gông” trói buộc, và mỗi cá nhân đều có quyền mưu cầu hạnh phúc.
Nhưng cũng là biểu hiện của sự non nớt khi người ta lý tưởng hóa tình yêu nhưng lại bỏ qua hiện thực: mọi mối quan hệ dài lâu đều cần sự nỗ lực, học hỏi, và cả chịu đựng ở mức độ nhất định.
Hôn nhân không chỉ là chuyện “đúng người, đúng thời điểm”, mà còn là chuyện "hai người cùng trưởng thành với nhau qua thời gian".
Hệ lụy lớn nhất của “ly hôn xanh” là gì – với người trong cuộc, gia đình và xã hội?
Chuyên gia tâm lý Giang Kate:
Chuyên gia Tâm lý Giang Kate: Chúng ta vẫn đang có một khoảng trống trong giáo dục cảm xúc và tâm lý, cả ở nhà trường và trong gia đình.
Trẻ em được học rất nhiều kiến thức học thuật, nhưng lại thiếu nền tảng về cảm xúc và kỹ năng sống như là: điều hòa cảm xúc, lắng nghe, giải quyết mâu thuẫn, hay xây dựng mối quan hệ lành mạnh.
Tôi mong muốn Giáo dục tâm lý - đặc biệt là kỹ năng sống, điều hòa cảm xúc và giao tiếp tích cực - được đưa vào chương trình học chính thức, thay vì xem đó là "môn phụ".
Cảm xúc cũng cần được giáo dục - như cách chúng ta dạy trẻ học Toán hay Văn - bởi điều này giúp các em xây dựng năng lực ứng phó với căng thẳng, hình thành mối quan hệ lành mạnh, và phát triển nhân cách bền vững.
Với các bạn trẻ, hãy học cách hiểu và yêu thương chính mình một cách lành mạnh. Hãy xem hôn nhân là một hành trình cùng nhau hoàn thiện, chứ không phải một điểm đến để lấp đầy khoảng trống. Hãy chủ động học hỏi – đọc sách, tham gia các khóa học về bản thân, về hôn nhân, nuôi dạy con cái, và kỹ năng giao tiếp khi sống chung.
Xin cảm ơn chuyên gia!