Mỗi người đều có giới hạn chịu đựng của mình. Để biết được bạn có nên tha thứ cho người kia hay không, hãy thành thực với chính mình cũng như cân nhắc những điều sau.
- Ngoại tình với người yêu cũ hoặc vợ/chồng cũ
- Mối quan hệ đó đã diễn ra trong một thời gian dài
- Người bạn đời không xin lỗi hoặc tỏ ra hối hận
- Ngoại tình khi mới kết hôn
- Ngoại tình với nhiều người hoặc tái diễn nhiều lần
Những biểu hiện cho thấy vợ/chồng bạn xứng đáng với một cơ hội thứ hai
1. Biết lỗi
Họ biết mình đã làm một việc đáng xấu hổ và việc này không phải lỗi của bạn.
Họ cũng không đòi hỏi bạn phải làm họ hài lòng để giữ gìn cuộc hôn nhân này – chính họ sẽ tìm cách chuộc lỗi.
2. Thành thật
Những người thực sự hối lỗi sẽ kể lại toàn bộ câu chuyện và không biện minh bằng những câu như: ‘Cô ấy cần anh’ hay ‘Anh ấy chỉ là bạn thôi’
Họ cũng thành thật kê khai các khoản quỹ đen cũng như để bạn kiểm tra điện thoại, tin nhắn, v.v.
Họ sẽ làm mọi điều để khiến bạn yên lòng và lấy lại niềm tin nơi bạn dù họ biết sẽ rất khó khăn.
3. Kiên nhẫn
Hãy cho người đó một cơ hội nếu họ kiên nhẫn chờ đợi bạn tha thứ.
Cũng giống mục 1, họ biết mình đã phá vỡ niềm tin thiêng liêng giữa hai người và giờ trách nhiệm của họ là bù đắp và gây dựng lại niềm tin ấy.
4. Không giữ hình ảnh với mọi người
Người xứng đáng với cơ hội thứ hai là người không ngại mang tiếng xấu khi bạn kể chuyện này cho người khác vì họ biết bạn đã bị tổn thương và cần nhận được lời khuyên.
5. Bù đắp
Hãy cho người đó cơ hội thứ hai nếu họ chủ động làm lành bằng những buổi hẹn hò, những cử chỉ lãng mạn, sẵn sàng cùng bạn đến gặp chuyên gia tư vấn (điều này cho thấy người đó thực sự muốn cùng bạn gây dựng lại mối quan hệ) và quan tâm chăm sóc con cái nhiều hơn.
- Có phải đây là lần đầu tiên người ấy ngoại tình không?
- Vợ/chồng bạn có hiểu được nỗi đau mà cô/anh ấy đã gây ra không?
- Vợ/chồng bạn có nhận ra ngoại tình là một vấn đề không?
- Vợ/chồng bạn có nhận lỗi vì không chung thủy không?
- Dù lý do ngoại tình là gì, vợ/chồng bạn có chấp nhận thay đổi hành vi của mình không?
- Bạn có tin tưởng rằng người ấy thực sự hối hận vì việc làm của mình không?
- Người ấy có đồng ý đến gặp chuyên gia tư vấn hôn nhân không?
- Người ấy đã chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ sai trái kia chưa?
- Nếu vợ/chồng bạn ngoại tình với đồng nghiệp, họ nói gì về việc sẽ giữ mối quan hệ kia ở mức công việc?
- Bạn có nghĩ cuộc hôn nhân của mình sẽ viên mãn và lâu bền không?
- Bạn có thể tin tưởng người ấy lần nữa không?
- Bạn có cho rằng cuộc hôn nhân này xứng đáng để cứu vãn không? Nếu có thì tại sao?
- Bạn có nghĩ rằng quá khứ không chung thủy của người đó sẽ ám ảnh bạn suốt đời không?
- Bạn có thể tha thứ cho vợ/chồng mình không?
- Cả hai có đồng lòng vun đắp cho cuộc hôn nhân và tìm cách giải quyết những vấn đề tồn đọng không?
Nếu bạn quyết định cho vợ/chồng mình cơ hội thứ hai, bạn cần cho người đó hiểu đây là cơ hội duy nhất: Bạn sẽ không tha thứ hết lần này đến lần khác.
Hãy nhấn mạnh rằng bạn tha thứ cũng như cho người đó cơ hội nhưng không có nghĩa bạn chấp nhận việc ngoại tình.
Không ai có thể quyết định thay bạn trong trường hợp này. Ly dị không phải là một quyết định dễ dàng và bạn hoàn toàn có thể gây dựng lại cuộc hôn nhân.
Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia, những cuốn sách trị liệu gia đình hoặc các trang web uy tín để bước tiếp theo hướng bạn đã chọn.
Các chuyên gia nói gì về việc tha thứ cho kẻ đã phản bội
‘Đừng trách bản thân.
Việc người kia ngoại tình không làm giảm sự tự tin và tự tôn của bạn. Bạn có thể là một phần giải pháp hoặc nỗ lực để thay đổi mối quan hệ nhưng bạn không phải nguyên nhân người kia phản bội’ – TS Terri Orbuch, Giáo sư của Đại học Oakland và Đại học Michigan, nhà trị liệu gia đình nổi tiếng ở Mỹ
‘Nếu người bạn đời không tỏ ra hối hận, đừng tha thứ cho người đó bởi vì họ sẽ không thành thật với bạn cũng như không thể hiểu được cảm xúc của bạn. Lúc này trách nhiệm cứu vãn hôn nhân thuộc về người bạn đời và cách người đó giải quyết vấn đề’ – TS Marni Feuerman, chuyên gia tư vấn hôn nhân thuộc Hiệp hội Trị liệu Hôn nhân và Gia đình Hoa Kỳ.
‘Vấn đề lớn nhất của việc ngoại tình không chỉ nằm ở sự gần gũi thể xác với một người khác mà còn ở việc phá vỡ niềm tin giữa hai người. Nhiều cặp đôi không thể tin tưởng nhau thêm lần nữa. Một lần có thể coi là sai lầm nhưng hai lần trở lên thì đã trở thành thói quen. Đừng tha thứ cho kẻ đó lần thứ ba, thứ tư’ – TS tâm lý học Stephen Diamond (đăng trên tạp chí PsychologyToday.com)