Giá gạo tăng mạnh, nguồn vốn thu mua lúa gạo theo đó “nóng” trở lại
Tính đến cuối tháng 10/2023, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam neo ngưỡng xấp xỉ 700 USD /tấn - mức cao nhất trong lịch sử 11 năm qua. Theo giới chuyên gia, đây là kết quả của việc Indonesia công bố nhập khẩu thêm 1,5 triệu tấn gạo trong năm nay, Ấn Độ chưa nới lỏng các chính sách hạn chế xuất khẩu gạo và nhu cầu dự trữ gạo để đảm bảo an ninh lương thực tại một số quốc gia tăng cao.
Thị trường gạo dự báo tiếp tục sẽ có nhiều diễn biến trong thời gian tới do các nước đang tăng cường thu mua, tích trữ gạo khi năm 2023 chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc.
Giá gạo xuất khẩu liên tục lập kỷ lục đã kéo giá gạo ở thị trường nội địa tăng lên từng ngày. Nhiều người bán lẻ cho biết không được các vựa gạo giao đủ số lượng đặt mua vì nhiều lý do, điển hình là việc “găm hàng” chờ tăng giá. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, thách thức lớn nhất lúc này chính là nguồn vốn và tốc độ thanh toán. Các doanh nghiệp cần luôn trong trạng thái sẵn sàng “chốt đơn” để đảm bảo giảm thiểu được thiệt hại, ảnh hưởng của biến động giá.
Theo ghi nhận tại các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long - nơi tập trung hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, thu mua lúa gạo đang rất nóng và cấp thiết.
Không dừng lại ở nhu cầu vốn lưu động để chi trả cho các nhà cung ứng trong nước, các doanh nghiệp còn cần nguồn lực tài chính đủ mạnh để đầu tư dây chuyền chế biến sâu hay thực hiện các hợp đồng xuất khẩu quy mô lớn. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, chỉ đạo về nắn dòng vốn tín dụng chảy vào các hoạt động sản xuất ưu tiên nói chung, ngành lúa gạo nói riêng.
Khơi thông dòng vốn cho các doanh nghiệp ngành lúa gạo
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức triển khai sản phẩm Cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp ngành gạo.
Thấu hiểu rằng mở rộng cho vay theo chuỗi liên kết là một trong những tiền đề quan trọng để dòng vốn vào ngành lúa gạo được bền vững, mang lại hiệu quả lâu dài, BAC A BANK không chỉ chú trọng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn hướng đến cả nhóm doanh nghiệp sản xuất, chế biến và cung ứng. Có vốn, doanh nghiệp có thể chủ động trong hoạt động thu mua, mạnh dạn đầu tư vào hệ thống công nghệ sấy và xay xát đồng bộ, tổ chức sản xuất để tận dụng cơ hội “ngàn năm”.
Nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn, BAC A BANK triển khai linh hoạt các hình thức cấp tín dụng, từ cho vay trước và sau khi giao hàng đến chiết khấu bộ chứng từ, bảo lãnh, bao thanh toán.
Hấp dẫn hơn, Ngân hàng cũng áp dụng chính sách chấp nhận đa dạng các loại tài sản bảo đảm, phù hợp với đặc thù kinh doanh của ngành, bao gồm: Bất động sản, máy móc thiết bị, hàng hóa hay quyền đòi nợ với tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm ưu đãi.
Bên cạnh đó, thời hạn và số tiền cho vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ… cũng là những giải pháp được BAC A BANK triển khai đồng bộ trong nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, kịp thời tận dụng tối đa mọi cơ hội kinh doanh.
Để tham khảo thông tin chi tiết, khách hàng vui lòng truy cập Website www.baca-bank.vn, liên hệ các chi nhánh/ phòng giao dịch BAC A BANK hoặc Tổng đài Chăm sóc Khách hàng 1800 588 828.