Cần làm gì để mong ước “đánh thức mỗi gia đình Việt Nam” của Halotimes thành hiện thực?

Tuấn Anh
Các nhà khoa học về việc tôn vinh và bảo tồn văn hóa sản vật địa phương, lấy giá trị văn hóa sản vật địa phương để thúc đẩy du lịch và mang lại nguồn doanh thu cho các doanh nghiệp.
Empty

Diễn đàn Quảng bá & Phát triển Văn hóa - Du lịch - Sản vật địa phương Việt Nam – Trung Quốc: “Làm giàu trên đất quê hương”, diễn ra trong hai ngày 25 và 26/11 tại Học viện Chính trị khu vực III, Đà Nẵng đã tập trung thảo luận nhiều chủ đề quan trọng, trong đó có nội dung làm thế nào để thúc đẩy du lịch gắn với ẩm thực và đâu là nền tảng phát triển tương lai?  

Thúc đẩy du lịch và mang lại nguồn doanh thu cho địa phương

Phát biểu tại hội thảo, ông Dương Trung Quốc - Tổng thư ký Hội sử học Việt Nam nhận định: “Nếu Halotimes muốn đạt được mong ước của mình đánh thức mỗi gia đình Việt Nam, đặc biệt là các gia đình nông thôn làm giàu trên đất quê hương thì đừng quên rằng những ý tưởng tốt đẹp bao nhiêu thì ngày nay để đặt các trên nền tảng chính là công nghiệp văn hóa. Chúng ta tách rời công nghiệp văn hóa thì chúng ta sẽ có thể bỏ lỡ cơ hội rất là to lớn”.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, công nghiệp văn hóa chính là cung cấp dịch vụ có thể sản xuất hàng loạt và có thể bán được thành tiền chứ không phải là những sản phẩm đơn lẻ. Tất cả những nhà làm du lịch thì nên tính đến nền tảng công nghệ ngày nay đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều.

Ông Lê Văn Thương - CEO Tập đoàn truyền thông Halotimes

Ông Lê Văn Thương - CEO Tập đoàn truyền thông Halotimes

Ông Lê Văn Thương - CEO Tập đoàn truyền thông Halotimes khẳng định: “Chúng tôi tôn vinh và bảo tồn văn hóa sản vật địa phương, lấy giá trị văn hóa sản vật địa phương ấy để thúc đẩy du lịch và mang lại nguồn doanh thu cho các doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện được mục tiêu mang lại thịnh vượng cho người dân.”

Đồng tình quan điểm ông Thương, ông Dương Trung Quốc dẫn chứng: Trung Quốc là một cường quốc đi đầu trong lĩnh vực phát triển công nghiệp văn hóa. Năm 2000 Trung Quốc đã có chiến lược bài bản về phát triển công nghiệp văn hóa.

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Mà công nghiệp du lịch văn hóa không thể thiếu được công nghiệp văn hóa ẩm thực. Trong khi đó, công nghiệp văn hóa ẩm thực của Việt Nam cũng rất mạnh nhưng lại để phát triển thiếu sót.

Ẩm thực Việt Nam tự hào đi khắp thế giới ở đâu cũng có, tuy nhiên nếu có chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa thì sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. 

Nền tảng thương mại điện tử Soctrip là bệ phóng du lịch và nông sản

Ông Tim Dương - Tổng Giám đốc OTA Soctrip đưa đến giải pháp: “Có thể rất đa dạng hóa nguồn thu, tăng doanh thu cho cả ngành du lịch và nông sản thông qua nền tảng thương mại điện tử Soctrip kết hợp quảng bá mạng xã hội trực tuyến”. 

Các giải pháp Soctrip cung cấp gồm: Công cụ lập kế hoạch du lịch, Kết nối trực tiếp với doanh nghiệp, Giao dịch an toàn và tiện lợi và có những trải nghiệm cộng đồng và quảng bá qua đa dạng nội dung.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Các đại biểu tham dự hội thảo

Nói về vai trò của Soctrip cho hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, ông Tim Dương bày tỏ, việc này tập trung ở thông tin quảng bá điểm đến và văn hóa, thúc đẩy ẩm thực địa phương cũng như tăng sự giao lưu văn hóa, khuyến khích tự tổ chức chuyến đi và mở rộng thương mại biên giới.

“Lộ trình phát triển của Soctrip là xây dựng mạng lưới đối tác mạnh mẽ tại Việt Nam và Trung Quốc. Tăng cường nhận diện thương hiệu của Soctrip ở cả hai thị trường.  Nâng cấp bảo mật, tích hợp công nghệ AI, nâng cấp trải nghiệm người dùng. Và trong tương lai, trở thành nền tảng hàng đầu, hỗ trợ giao thương du lịch Việt Nam và Trung Quốc. Mở rộng các thị trường tiềm năng khác trong khu vực châu Á”, ông Tim Dương khẳng định.

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính