‘Nếu ép con học cái này, làm cái kia, đặt kỳ vọng quá nhiều vào con, thì con hoặc là sẽ bị tổn thương, buồn bã, ít cười, hoặc là sẽ trở nên hiếu thắng, ganh đua và bị già trước tuổi’, BTV Mùi Khánh Ly chia sẻ.

Nhìn vào khối lượng công việc của một nữ BTV, không ít người ghim vào đầu suy nghĩ chắc họ bận rộn lắm và ít có thời gian dành cho gia đình.

Tuy nhiên, với BTV Mùi Khánh Ly, mọi người sẽ thấy ở cô một năng lượng tích cực được lan toả khắp nơi. Sự xuất hiện của bà mẹ một con khiến cả trường quay bừng sáng và giúp gia đình nhỏ luôn ấm áp.

Dạy con nói được ngôn ngữ thứ hai từ 2,5 tuổi, con có thể viết song song cả tiếng Anh và tiếng Việt khi 4 tuổi, BTV Khánh Ly luôn lồng ghép nội dung học vào các trò chơi để con chơi mà học, học mà chơi.

Mi đây, Mina gi mt bc thư ti Ông già Noel được viết bng c tiếng Vit và tiếng Anh. Bé còn va đọc va viết na, ch đã hướng dn và h tr Mina như thế nào để con hoàn thành được bc thư đó?

- Dịp Noel vừa rồi, Mina hỏi mẹ năm nay ông già Noel có đến tặng quà con không mẹ? Tôi bảo con gái thử viết thư cho ông già Noel xem, con thích quà gì thì con viết ra để ông biết mà tặng con.

Thế rồi con tự viết thư cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, con bảo như vậy thì kiểu gì ông già Noel cũng đọc được (cười). Tôi chỉ ngồi xem con viết, có từ nào tiếng Anh, con chưa nhớ cách viết thì tôi đánh vần bằng tiếng Anh cho con viết.

Bé Mina nhà ch có th nói thành tho tiếng Anh t khi mi 2,5 tui. Chị đã bắt đầu dạy tiếng Anh cho Mina như thế nào?

- Tôi tin đối với trẻ mới sinh ra, mọi ngôn ngữ đối với chúng đều mới giống như nhau. Trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ nào nhiều thì sẽ nói ngôn ngữ đó nhiều hơn. Nên từ khi con tập nói, tôi luôn sử dụng song song tiếng Việt và tiếng Anh khi nói với con, để con tiếp nhận tiếng Anh một cách dễ dàng nhất. 

Khi giao tiếp với con, tôi thường nói tiếng Việt trước, tiếng Anh sau hoặc đảo ngược lại. Nếu tôi hỏi bằng tiếng Việt, con sẽ trả lời bằng tiếng Việt, nếu hỏi bằng tiếng Anh, con sẽ nói tiếng Anh.

Trẻ còn nhỏ nên việc phát âm chưa thể tròn vành rõ chữ ngay được, kể cả tiếng Việt và tiếng Anh, nên tôi không cười cợt hay chê bai con, khiến con xấu hổ, tự ti. Thay vào đó, tôi hay nói ‘Giỏi lắm con yêu!’ và ‘Mẹ tin con làm được’… Sau đó, tôi cho bé nghe phát âm chuẩn để bé nói lại.

Bạn cũng có thể cho bé hát các bài hát tiếng Anh, đọc truyện cổ tích, truyện có nội dung đơn giản, dễ thương, gần gũi với tuổi của bé cho bé nghe.

Khi giao tiếp tiếng Anh, hai mẹ con chị thường nói về chủ đề gì để con hứng thú?

- Những chủ đề được tôi lựa chọn thường bắt nguồn từ việc quan sát sở thích của con, rồi tìm những từ vựng liên quan để nói với con. Lúc này, bé sẽ không thấy mình đang học mà là đang chơi. Những điều gì chưa biết, tôi và con cùng tìm hiểu và học, không hề ngại ngần, dạy con cũng là dạy cho mình.

Việc cha mẹ biết tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn trong việc đồng hành với con học ngôn ngữ này. Vậy còn với bố mẹ không biết tiếng Anh, họ phải làm thế nào để có thể giao tiếp Tiếng Anh cùng con?

- Hiện nay, có rất nhiều chương trình hỗ trợ bố mẹ dạy con tiếng Anh. Ví dụ như loạt phim hoạt hình Peppa Pig gần gũi, dễ nghe và dễ hiểu, giúp con sau khi xem có thể giao tiếp những vấn đề cơ bản bằng tiếng Anh. Mỗi tập có thời lượng khoảng 5 phút, xoay quanh một chủ đề xảy ra trong cuộc sống.

Ngoài ra, có rất nhiều chương trình dạy tiếng Anh, tuỳ theo khả năng của con mà bố mẹ lựa chọn phù hợp.

Về ngữ pháp, bố mẹ có thể mua các cuốn ngữ pháp được dịch ra của nhà xuất bản uy tín. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, tôi khuyên bạn không nên dạy ngữ pháp vội. Bố mẹ nên học ngữ pháp đúng trước, rồi chỉ cần giao tiếp với con đúng ngữ pháp là con sẽ tiếp thu được ngữ pháp.

Ngữ pháp vốn khô cứng, trẻ nhanh chán nên nếu bạn cứ cố dạy ngữ pháp thì trẻ sẽ không muốn nói tiếng Anh nữa. Giống như bố mẹ chúng ta ban đầu cũng không dạy ngữ pháp cho chúng ta phải không? Ông bà chỉ giao tiếp hàng ngày với chúng ta, rồi chúng ta tự ngấm.

Bố mẹ nên cài sẵn từ điển Anh - Việt và từ điển Anh - Anh trong máy điện thoại, tiện tra cứu bất cứ khi nào. Đặc biệt là từ điển Anh - Anh để tra cứu cách phát âm, như từ điển của Oxford hoặc Cambridge.

Chị có th chia s một số nguyên tc giúp các bc ph huynh có th tn dng hiệu quả ti đa các kênh đó?

- Khi có các công cụ rồi, để đạt hiệu quả cao, các bố mẹ cần thực hiện các nguyên tắc sau:

Bố mẹ phải xem cùng trẻ, đề phòng trẻ chuyển sang xem những thứ khác, vì kênh Youtube hay liên kết sang những video khác. Bố mẹ có thể xem trước, học trước rồi giao tiếp với con hàng ngày.

Bố mẹ cần kiên trì, nhẫn nại với con. Trẻ có thể nay học mai chán là chuyện bình thường, nên bố mẹ cần bình tĩnh khi con chán thì ngừng, khi con thích thì bắt đầu. Thường thì chờ con thích là khó đấy.

Nên bạn chỉ cần để ý, con đang muốn chơi cái gì, thì nói tiếng Anh bằng chủ đề đó, chứ đừng để con đang muốn chơi búp bê, lại bắt con nói tiếng Anh về con vật, trẻ sẽ khó tiếp thu.

Bố mẹ không nên ôm đồm nhiều chương trình quá, ít nhưng chất lượng là đủ. Xem chương trình nào thì bố mẹ nên cho con xem lại nhiều lần, giúp con nhớ sâu rồi mới chuyển sang cái khác.

Bố mẹ cố gắng giao tiếp với con hàng ngày, khi làm bất cứ việc gì cũng nói song song tiếng Anh và tiếng Việt nếu có thể. Ví dụ: ‘Đưa cho mẹ cái bát - Give me a bow’, ‘Đến giờ đi ngủ rồi con, Mina, It’s bedtime’…

Nếu có cơ hội, cả bố mẹ và con cố gắng giao tiếp với người nước ngoài, không chỉ người đến từ Anh, Mỹ mà cả những người đến từ nhiều quốc gia.

Vì cách phát âm tiếng Anh ở mỗi nước không giống nhau, nghe được càng nhiều người ở nhiều quốc gia thì càng dễ nghe và hiểu biết hơn.

Bố mẹ nên đặt mục tiêu là con giao tiếp được tiếng Anh hàng ngày, thúc đẩy niềm yêu thích trong con chứ đừng đặt mục tiêu xa quá, kỳ vọng nhiều, rồi ép con học là con chán, con bỏ không chịu nói.

Bí quyết ca chị để giúp một đứa trẻ 4 tuổi như Mina có thể đọc, viết song song?

- Thực ra, tôi đã từng thấy không ít trẻ đọc được từ lúc 3 - 4 tuổi. Cách giúp trẻ có thể đọc nhanh nhất là đọc truyện cùng bé. Các bé sẽ ghi nhớ mặt chữ rồi sau đó tự đọc được.

Nhưng đọc viết song song là khi bạn chỉ cho bé cách đánh vần. Nhờ nhớ cách đánh vần mà bé có thể viết ra từ bé muốn. Việc học đọc viết của Mina cũng đơn giản lắm!

Tôi luôn hướng đến việc khơi gợi cho con niềm yêu thích trước, rồi trong quá trình đó mới cài cắm kiến thức, kiểu học mà chơi, chơi mà học.

Đầu tiên, để giúp con ham mê đọc sách, thì bản thân bố mẹ cũng phải thích đọc sách trước đã. Bé thấy bố mẹ hay đọc sách, bé cũng sẽ theo. Hai mẹ con đã đọc truyện rất nhiều, là những cuốn có cốt truyện hay, hấp dẫn để con không bị nhàm chán.

Sau khi Mina được nuôi dưỡng sự ham mê đọc sách rồi, thì lúc đó tôi mới chỉ cách đánh vần. Nhiều lúc Mina bảo, mẹ ơi con muốn đọc truyện, tôi bảo mẹ đọc nhiều rồi, giờ đến lượt con đọc cho mẹ nghe nhé, mẹ sẽ chỉ cho con cách đọc.

Thế rồi hai mẹ con cùng thay nhau đọc từng trang. Khi biết đánh vần rồi, con sẽ tự viết được. Muốn tay con cầm bút cứng cáp thì bạn có thể cho con học vẽ, bé nào cũng rất thích vẽ, khi vẽ được tranh rồi thì viết chữ trở nên đơn giản, với Mina cũng vậy.

Tiếng Việt có quy tắc nên học viết cũng nhanh hơn, còn tiếng Anh thì phức tạp hơn. Ngoài việc cho con đọc truyện tiếng Anh thì tôi với Mina cũng hay ngồi chơi, nghĩ ra câu chuyện nào đó rồi viết nó ra một cái bảng, vừa vẽ hình minh hoạ vừa viết. Con rất thích!

Ch chia s, Mina gn 4 tui mi đi hc. nhà hai m con hay đọc truyn, chơi vi nhau nhiu nên con biết đọc và viết sm. Mi ngày, hai m con dành bao nhiêu thi gian để đọc truyn cũng như chơi vi nhau?

- Nhiều người cứ nghĩ gia đình Mina sống nguyên tắc lắm, mỗi ngày phải dành bao nhiêu giờ cho việc này việc kia, nhưng kỳ thực không hề có chuyện đó.

Thứ nhất là tôi làm nghề báo, như bạn biết là tôi không làm theo giờ hành chính, nên việc đặt ra giờ giấc cố định là không thể. Hơn nữa, tôi dạy con theo phương châm tận dụng sự yêu thích của con, chứ không phải áp đặt.

Nên nếu tôi đặt ra giờ giấc mà đúng vào thời điểm đó, bé lại không thích thì sao? Khi bé không thích thì việc giúp bé học sẽ trở thành phản tác dụng.

Vậy nên, bất cứ khi nào dứt khỏi công việc là tôi lại ngồi chơi với con. Còn việc học tập, tôi sẽ lồng ghép vào các trò chơi. Thậm chí, có hôm hai mẹ con không đọc cuốn sách hay truyện nào, nhưng có hôm lại đọc rất nhiều.

Ch thường la chn nhng loi sách, truyn nào cho Mina đọc? Con chn sách theo s tư vn ca ch hay con t chn?

- Thực ra việc chọn sách truyện cho con cũng tuỳ giai đoạ Giai đoạn dưới 3 tuổi, khi con đang thích khám phá mọi thứ, tôi tranh thủ tận dụng giai đoạn này để nuôi dưỡng niềm yêu thích đọc sách, đọc truyện cho con.

Tôi chọn những cuốn truyện có cốt truyện hấp dẫn như Alibaba và 40 tên cướp hay Aladdin và cây đèn thần… để thu hút sự chú ý của con.

Sau này khi con ham mê đọc truyện rồi, tôi mới hướng đến những cuốn sách truyện có nội dung khoa học hơn, nhưng vẫn liên quan đến sở thích hay cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ, vì sao con bị sâu răng, vi khuẩn, virus là gì… đến các hiện tượng như động đất, mưa bão… Có lần Mina bị đau bụng, tôi liền cho bé đọc tìm hiểu về vi khuẩn là gì mà khiến con bị đau bụng, con rất hào hứng, thậm chí còn xem cả một phim tài liệu quốc tế dài về vi khuẩn.

Việc của tôi là để ý xem con đang quan tâm, hứng thú đến vấn đề gì thì sẽ cho con tìm hiểu về vấn đề đó.

Việc để ý xem con đang quan tâm và hứng thú với vấn đề gì cũng là một cách giúp hai mẹ con gần gũi, trò chuyện với nhau nhiều hơn. Làm thế nào chị có thể khơi gợi được suy nghĩ của con?

- Mina và mẹ như hai người bạn thân. Mina có thể chia sẻ mọi chuyện xảy ra trong cuộc sống, ở trường lớp. Có những chuyện người lớn chúng ta tưởng như là ngây ngô, nhưng với trẻ đó là chuyện thực sự nghiêm túc.

Bạn lắng nghe và chia sẻ với con, thì ngược lại, con cũng luôn lắng nghe và chia sẻ với bạn nhiều việc trong đời sống hàng ngày.

Theo ch, thói quen cha m đọc sách, đọc truyn và chơi vi con có nh hưởng và có ý nghĩa như thế nào vi s phát trin ca con?

- Tôi đặc biệt quan trọng chuyện cha mẹ giao tiếp và chơi với con hàng ngày, càng nhiều càng tố Nhờ vậy, con sẽ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ và con cũng được xây dựng thói quen chia sẻ mọi chuyện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của con với cha mẹ.

Những điều này sẽ giúp con giữ được tâm lý vững vàng, đồng thời xây dựng được nhân cách tốt.

Còn thói quen đọc sách đọc truyện từ bé, không chỉ giúp con bổ sung thêm vốn từ vựng, gia tăng sự hiểu biết, mà còn là tiền đề cho niềm yêu thích tìm tòi, nghiên cứu sau này cho con.

Thực chất những điều như giúp con học tiếng Anh, giúp con có thói quen đọc học nghiên cứu là để sau này khi con thích lĩnh vực gì, con hoàn toàn có thể chủ động tự mình nghiên cứu về lĩnh vực đó, khám phá tri thức rộng lớn.

Việc học hỏi kinh nghiệm, giao lưu hợp tác với những người khác trên thế giới cũng phải bằng tiếng Anh. Tôi coi đó là những công cụ cần thiết cho con sau này.

Tôi còn biết ch cho Mina tham gia mt s chuyến đi tình nguyn cùng ch. Xut phát t đâu mà ch cho Mina tham gia nhng chuyến đi đó?

- Năm nào tôi cũng làm tình nguyện, thực lòng tôi mong có thể làm được nhiều điều hơn thế cho cộng đồng. Tôi cho Mina đi cùng trong các chuyến từ thiện là để con có những trải nghiệm thực sự về sự khó khăn và biết trân trọng hơn những gì mình đang có.

Đồng thời, sau những chuyến đi như vậy, con cũng được nuôi dưỡng thêm tình yêu, sự chia sẻ và tinh thần đóng góp cho cộng đồng.

Mina không ch nói tiếng Anh tt mà còn biết chơi đàn na...

Thực sự, Mina chơi đàn là để tinh thần vui vẻ, để cả gia đình có những giây phút bên nhau, cùng đánh đàn cùng nhau hát, đơn giản vậy thôi, chứ không có mục tiêu nào khác. Còn nếu Mina thích chuyên sâu hơn thì tôi cũng sẽ tạo điều kiện. 

Mặc dù tôi nuôi con rất cẩn thận, nhưng không có chuyện bản thân kỳ vọng con thành người này, người kia. Những gì tôi làm là để cho con biết mình luôn tin tưởng vào con, mình để con tự lựa chọn những gì con muốn, tất nhiên là trừ những điều vi phạm pháp luật, gây hại cho xã hội (cười).

Còn những việc mà gia đình mình đang giúp con như nói tiếng Anh, đam mê đọc sách truyện, vun đắp tinh thần cộng đồng… là để sau này con sẽ bước vào cuộc đời một cách tự lập, nhiều năng lượng và sống có ích cho xã hội.

Nhiu người cho rng vic cho con cái hc sm quá s khiến con b mt đi tui thơ. Quan đim ca ch như thế nào v vn đề này?

- Tôi nghe câu đó nhiều, nhưng nó chỉ đúng khi áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Vì nếu con vừa được chơi đúng với tuổi thơ mà vẫn tiếp thu được kiến thức thì còn điều gì tuyệt vời bằ Nhưng để có được điều đó là điều không dễ dàng, hoặc là con phải được sống trong một ngôi trường giáo dục tuyệt vời, hoặc phải chính bố mẹ giúp con.

Còn tôi hoàn toàn dạy Mina thông qua các trò chơi và sở thích của con. Những ai gặp Mina rồi đều biết, đều thấy Mina là một cô bé hồn nhiên hay cười, yêu đời và hoà đồng với bạn bè.

Mina từ bé lại hay được bố mẹ cho đi cùng tới nhiều nơi, lúc thì đi làm việc cùng, lúc lại được đi chơi, dự sự kiện, thậm chí xuất hiện trước cả nghìn người, trước cả chục máy quay phim chụp ảnh, Mina vẫn rất tự tin và giữ được sự hồn nhiên.

Bản chất là do cách dạy con của bố mẹ mà thôi. Nếu ép con học cái này, làm cái kia, đặt kỳ vọng quá nhiều vào con, thì con hoặc là sẽ bị tổn thương, buồn bã, ít cười, hoặc là sẽ trở nên hiếu thắng, ghanh đua và bị già trước tuổi. Trẻ con không biết nói dối, nhìn vào con là nhìn ra tất cả.

Vic dy con cái trong gia đình ch được phân b như thế nào? Đã bao gi v chng ch xy ra mâu thun trong cách nuôi dy con cái chưa?

- Cũng thật may mắn là hai vợ chồng tôi đồng quan điểm trong cách nuôi dạy con cái. Hai vợ chồng không có sự phân bổ nào cả, khi người này bận thì người kia chăm con, khi rảnh thì cả hai cùng trông. Gia đình tôi thực sự rất thoải mái và luôn sẵn sàng chia sẻ với nhau mọi chuyện.

Có những tối, tôi phải lên sóng dẫn trực tiếp, khó cho con đi theo được, thế là Mina phải đi cùng với bố tới gặp đối tác. Mina cũng cầm cốc nước ngồi chúc tụng cùng các bác rất vui. Còn khi tôi tham gia các sự kiện, tôi cũng đưa Mina đi cùng. Gia đình tôi làm gì cũng có nhau!

Trong gia đình, thường xy ra vn đề ông bà không mun các cháu phi hc khi còn quá bé. Điu này có đúng vi gia đình ch không? Ch đã x lý như thế nào để dung hoà vic dy d con cái ca mình vi ông bà?

- Mina vừa chơi vừa học nên rất vui vẻ nên ông bà không có ý kiến gì. Trước đây, lúc Mina còn nhỏ, có bà ngoại cùng chăm sóc, tôi thường mua sách hay những bài báo hay đưa cho bà xem để bà hiểu hơn về cách chăm con thời hiện đại.

Mẹ tôi là người năng động, cầu thị nên cũng nhanh chóng ủng hộ hai vợ chồng trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái.

Mina hin ti nh hưởng nhiu tính cách ca ai trong gia đình và s nh hưởng đó như thế nào?

- Mina là một cô bé độc lập và quyết đoán và cũng rất hoà đồng, vui vẻ với mọi người, luôn lễ phép chào hỏi người lớn mỗi khi ra ngoài, dù là người đó không quen biết. 

Thậm chí, Mina cũng rất tích cực khen ngợi và động viên người khác. Mình thấy ở con là sự hài hoà tính cách của cả bố và mẹ.

Công vic bn rn nhưng công chúng luôn nhìn thy ch mt thn thái tươi tn khi lên hình. Làm thế nào để ch luôn gi được cho mình s tr trung đó?

- Khi lên hình, tôi là người đưa thông tin đến khán giả, thậm chí là gương mặt đại diện cho cơ quan, nên những biên tập viên như tôi luôn cố gắng giữ được một phong thái tốt nhất.

Công việc tôi làm hàng ngày hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp có tác động tốt đến xã hội, đó cũng là nguồn động lực giúp tôi hoàn thành tốt công việc.

Ngoài ra, để cơ thể nhiều năng lượng thì tôi tập thể dục. Tôi lựa chọn chạy bộ và luôn giữ tâm thế một cách thoải mái nhất.

Bản thân tôi là người mạnh mẽ, hiếm khi để những thứ không cần thiết chi phối, nên mọi chuyện thường được giải quyết nhanh chóng.

Đời là vô thường mà, nay thế này, mai thế khác, còn sống ngày nào thì mình luôn muốn sống vui vẻ và hạnh phúc ngày đó. Tôi luôn nghĩ như vậy.

Chc hn có nhng lúc công vic, con cái khiến ch mt mi. Nhng lúc đó, ch đã làm thế nào để gii to và ly li tinh thn?

- Chắc chắn rồi! Những lúc đó tôi thường nói với chồng rằng: ‘ Hôm nay, em muốn được nghỉ ngơi, anh trông con nhé!’. 6 năm về chung một nhà, chồng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ cùng vợ, thậm chí cùng tôi đưa ra hướng giải quyết vấn đề.

Lúc tôi mệt, Mina cứ quẩn quanh hỏi han, hỏi mẹ đau chỗ nào con thổi bay đi cho mẹ, điều đó cũng khiến tôi như được tiếp thêm sức mạnh.

Gia đình tôi cũng thường xuyên đi du lịch, thay đổi không khí và sạc lại nguồn năng lượng.

Đảm đương rt nhiu vai trò: người v, người m, biên tp viên truyn hình Ch thy mình làm tt nht trong vai trò gì? Vai trò nào mang đến cho  ch nhiu nim vui nht?

- Là phụ nữ ai cũng phải thực hiện nhiều vai trò, làm việc xã hội và chăm lo cho gia đình. Tôi cũng vậy.  Tôi là một người trách nhiệm và cầu thị nên tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi thứ có thể.

Nó như các bộ phận trên cơ thể bạn vậy, có thể là bộ phận này quan trọng hơn bộ phận kia, nhưng nếu khuyết đi một bộ phận nào đó thì cũng là điều không mong muốn. Với tôi, hạnh phúc là sự tổng hoà mọi thứ.

Tú Anh - Ái Linh

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính