Bà bầu bị Tiểu đường thai kỳ thì nên ăn gì, kiêng gì?

V.Linh
Chế độ dinh dưỡng và vận động vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai bị mắc Tiểu đường thai kỳ.

Bác sĩ Hồ Thu Thủy - Phó phụ trách khoa Dinh dưỡng (BV Phụ sản Hà Nội) cho biết, vốn dĩ, chế độ dinh dưỡng đã đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Dinh dưỡng chính là "nền móng" để xây dựng "ngôi nhà sức khỏe" của mẹ và bé.

Với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ thì chúng còn quan trọng hơn, giúp kiểm soát lượng đường huyết tăng cao.  Lượng đường trong máu có thể gây hại đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con nên việc quản lý lượng đường trong máu là điều quan trọng, bạn phải theo dõi số lượng, loại và mức độ thường xuyên tiêu thụ carbohydrate.

Khi phát hiện mắc Tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần được theo dõi, xây dựng một chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp đồng thời được kiểm soát glucose huyết tương bởi các bác sĩ Sản khoa (đã được tập huấn về Tiểu đường thai kỳ) và/hoặc bác sỹ chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường.

Phụ nữ mang thai cũng cần duy trì chế độ luyện tập tối thiểu 30 phút/ ngày để phòng chống đái tháo đường thai kỳ.

Bác sĩ Hồ Thu Thủy - Phó phụ trách khoa Dinh dưỡng (BV Phụ sản Hà Nội) khuyên phụ nữ mang thai mắc Tiểu đường thai kỳ cần được theo dõi, xây dựng một chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp

Bác sĩ Hồ Thu Thủy - Phó phụ trách khoa Dinh dưỡng (BV Phụ sản Hà Nội) khuyên phụ nữ mang thai mắc Tiểu đường thai kỳ cần được theo dõi, xây dựng một chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp

Mắc Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Thai phụ mắc Tiểu đường thai kỳ cần được tư vấn về dinh dưỡng để giúp cho họ chọn đúng về số lượng và chất lượng thực phẩm:

- Glucid chiếm khoảng 55% - 60% năng lượng khẩu phần, nên sử dụng thực phẩm có chỉ số glucose huyết tương thấp và trung bình như sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức, gạo lật nảy mầm thay thế cho gạo trắng có chỉ số glucose huyết tương cao.

- Sử dụng trên 400g rau/ngày, nên ăn rau có nhiều chất xơ làm hạn chế mức độ tăng glucose huyết tương sau ăn.

- Nên ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng glucose huyết tương quá nhiều sau ăn, và hạ glucose huyết tương quá nhanh lúc xa bữa ăn.

- Nên ăn nhiều loại thực phẩm (15 - 20 loại/ngày, mỗi bữa có trên 10 loại thực phẩm) để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

- Ăn thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa chua, sữa, phô mai (ít béo, không đường).

Không nên ăn gì?

- Phụ nữ mang thai bị Tiểu đường thai kỳ hạn chế tối đa các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng cao glucose huyết tương sau ăn: bánh, kẹo, kem, chè, trái cây sấy... , giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu, giảm ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp, giảm uống rượu, bia, nước ngọt, không nên dùng đường trắng.

 - Đối với thai phụ bị thừa cân, béo phì hoặc tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai nên ăn các thực phẩm luộc, bỏ lò hơn là các món rán, không nên ăn thịt mỡ, ăn cá và thịt gia cầm thay cho thịt đỏ, ăn bơ tách chất béo và các thực phẩm khác nhau có hàm lượng chất béo thấp.

tieu-duong-thai-ky-nen-an-gi-kieng-gi_giadinhmoi

Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đang thực hiện chương trình tư vấn dinh dưỡng miễn phí cho 1.000 thai phụ đã chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Thời gian thực hiện tư vấn miễn phí đến 31/12/2022

Để tham gia chương trình và nhận tư vấn cụ thể, khách hàng vui lòng tới: phòng 210 - tầng 2 nhà B - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (929 Đê La Thành, Ba Đình, Hà Nội).

Chương trình chi tiết TẠI ĐÂY.

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO