Món cơm rượu nếp cẩm thơm ngon lại có lợi cho sức khỏe sẽ giúp gia đình bạn có thêm một món ngon cho dịp Tết Đoan Ngọ. Cùng món ngon mỗi ngày tìm hiểu công thức nấu món này nhé.
Một trong những món ngon không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ hàng năm chính là cơm rượu nếp cẩm.
Món ngon mỗi ngày sẽ chia sẻ đến bạn cách làm cơm rượu nếp cẩm ngon, chuẩn vị, cả nhà cùng thích.
- Gạo nếp cẩm: 500g
- Men rượu: 5g
- Đường: 100g
- Nước: 100ml
- Gạo nếp cẩm đem vo sạch rồi ngâm khoảng 6 tiếng hoặc để qua đêm đều được.
- Sau khi ngâm, vo lại gạo 1 lần nữa rồi đổ gạo vào nồi nấu chín. Lưu ý, trong quá trình nấu, bạn không nên đảo nhiều bởi nó sẽ khiến cơm nếp bị ra nhiều nhựa.
- Khi cơm nếp chín, bạn múc ra đĩa để cơm nguội bớt. Phần men gạo đem giã mịn sau đó rắc đều lên khay cơm nếp đã nguội rồi trộn đều.
- Trộn xong, cho cơm vào hộp thủy tinh có nắp đậy kín rồi bọc khăn hoặc túi màu đen bên ngoài. Nên đặt hộp ở nơi kín như tủ, nồi cơm hoặc thùng xốp như thế dễ lên men hơn.
- Cơm rượu nếp cẩm có thể ăn sau 2 ngày ủ.
Thành phẩm là món cơm rượu nếp cẩm ngon khó cưỡng đặc trưng với mùi thơm ngọt nhẹ vô cùng sảng khoái.
Ngày Tết Đoan Ngọ có món cơm rượu nếp cẩm chiêu đãi cả nhà thì còn gì tuyệt hơn phải không nào.
Nếu bảo quản không đúng cách, cơm rượu nếp cẩm chỉ để được khoảng 1 - 2 ngày là bị lên men quá khó ăn.
Để bảo quản cơm rượu được lâu, bạn cần chú ý:
- Cất cơm rượu nếp cẩm đã chín vào tủ lạnh hoặc để ở nơi thoáng mát. Tránh để cơm rượu tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Chỉ nên ủ cơm rượu với lượng vừa phải để đủ cả nhà ăn mà không bị thừa quá nhiều.
- Với các gia đình dùng lá sen hoặc lá chuối để gói cơm thì nên rửa sạch, lau thật khô rồi mới gói, như thế sẽ tránh được nguy cơ bị hỏng cơm.
Không chỉ được biết đến mà món ngon đặc trưng của dịp Tết Đoan Ngọ, cơm rượu nếp cẩm còn được biết đến là món ăn có khả năng phòng nhiều bệnh tật.
- Cơm rượu nếp cẩm giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ
- Ngăn ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường
- Bồi bổ cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa
- Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu tốt cho cơ thể
- Giúp da sáng khỏe, dưỡng ẩm và phục hồi da yếu
- Ăn rượu nếp cẩm đúng cách còn giúp phòng bệnh về thiếu sắt.
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2018 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?
Tết Đoan Ngọ là cái Tết chung của một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn mang những ý nghĩa khác biệt.
Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ. Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết Đoan dương.
Đoan ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Nguồn video: Sức khỏe tâm sinh