Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Sưng lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân gây và biến chứng của sưng lưỡi

Sưng lưỡi là triệu chứng thường gặp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy bị sưng lưỡi là bệnh gì và phản ánh như thế nào về tình trạng sức khỏe của bạn? Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1 Sưng lưỡi là gì?

Sưng lưỡi là tình trạng lưỡi bị phồng to hơn bình thường và có thể kèm theo các triệu chứng khác như nóng, đỏ, đau,...

Nguyên nhân khiến cho lưỡi bị sưng bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau có thể kể đến như nhiễm trùng, dị ứng, phản ứng do thuốc,...

Tuy đây không phải là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng nhưng đối với một số trường hợp như dị ứng, lưỡi sẽ có thể sưng nhanh gây tắc nghẽn đường hô hấp, cần có các biện pháp can thiệp để cấp cứu kịp thời.

Sưng lưỡi là gì?

Sưng lưỡi là tình trạng lưỡi phồng to hơn bình thường

2 Các dấu hiệu của bệnh sưng lưỡi

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng lưỡi mà người bệnh có thể mắc các triệu chứng khác nhau. Một số các dấu hiệu của bệnh như:

  • Nứt, sưng lưỡi.
  • Đau lưỡi.
  • Ngứa rát lưỡi.
  • Thay đổi vị giác.
  • Thay đổi màu sắc lưỡi.
  • Ảnh hưởng đến ăn uống, nói chuyện.

Các dấu hiệu của bệnh sưng lưỡi

Dấu hiệu nứt lưỡi ở bệnh nhân sưng lưỡi

3 Nguyên nhân gây ra sưng lưỡi

Do dị ứng

Sưng lưỡi là một trong những biểu hiện thường gặp của phản ứng dị ứng. Khi xảy ra dị ứng, hiện tượng phù mạch hoặc phát ban trên lưỡi có thể xảy ra gây sưng lưỡi. Trong trường hợp sưng lưỡi do dị ứng sẽ thường được đánh giá có nguy hiểm hay không tùy thuộc vào tốc độmức độ sưng.

Nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng lưỡi sưng nhanh, cản trở hoạt động hô hấp hay dẫn đến khó nuốt, bạn cần liên hệ nhanh chóng với cơ sở y tế và bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.

Phản ứng do thuốc

Phản ứng sưng lưỡi do thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất của các trường hợp phù mạch gặp ở khoa cấp cứu. Phù mạch do thuốc có hai dạng là phù do dị ứng và không do dị ứng.

Phù mạch dị ứng do thuốc

Phù mạch dị ứng là một phản ứng dị ứng quá mẫn loại 1 qua trung gian histamin. Trường hợp này, thuốc là tác nhân lạ sẽ bị gắn kết với các kháng thể IgE kích thích cơ thể giải phóng histamin tự do.

Chất này gây ra các phản ứng dị ứng như phát ban, mẩn đỏ,... và bao gồm cả sưng phù mặt, lưỡi. Khi tình trạng diễn biến nhanh và phức tạp, bệnh nhân cần phải gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Phù mạch không dị ứng do thuốc

Phù mạch không dị ứng do thuốc xảy ra do nồng độ bradykinin trong máu tăng cao.

Các thuốc có thể gây phù mạch không dị ứng là:

  • Thuốc ức chế men chuyển (ACEI).
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc kháng viêm (NSAID).
  • Thuốc điều trị rối loạn lipid máu (statin).

Theo Khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia năm 2012, nguyên nhân hàng đầu cho việc này là thuốc ức chế men chuyển (ACEI), loại thuốc thường được dùng trong điều trị cao huyết áp, chiếm 20 - 40% số ca cấp cứu phù mạch và tỷ lệ gây phù mạch là 0,1% - 0,7%.  , 

Khác với phù mạch dị ứng, tình trạng phù không do dị ứng có thể chỉ kết thúc khi bạn dừng sử dụng thuốc gây nên tình trạng này hoàn toàn và thay thế bằng thuốc khác.

Các bệnh về da

Một số bệnh da liễu có thể gây ra tình trạng sưng lưỡi như:

  • Bệnh Pemphigus: đây là bệnh tự miễn có khả năng gây tử vong. Ở những người bị pemphigus, hệ thống miễn dịch tấn công da vào màng nhầy, gây ra mụn nước trên da và lở miệng.
  • Địa y trên da, miệng: Căn bệnh ít được biết đến với khả năng gây phát ban trên da hoặc trong miệng.
  • Bệnh vẩy nến ở miệng: là một chứng bệnh tự miễn rất hiếm gặp có thể gây nứt lưỡi và tưa lưỡi.

Lưỡi bị tổn thương

Khi lưỡi bị tổn thương sẽ xuất hiện các biểu hiện dễ thấy như phồng rộp, sưng, nóng, đỏ, đau. Các nguyên nhân có thể gây tổn thương lưỡi như:

  • Cắn phải lưỡi: việc này có thể do người bệnh vô tình cắn phải hoặc do một số bệnh lý như động kinh, co giật,...
  • Do các chấn thương vùng mặt hoặc các vùng lân cận: lưỡi có thể chịu một số tác động dẫn đến bị tổn thương do té ngã, tai nạn hoặc một cú đánh lớn vào vùng mặt,...

Nguyên nhân gây ra sưng lưỡi

Nguyên nhân sưng lưỡi có thể đến từ việc bệnh nhân vô tình cắn trúng lưỡi

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn cùng với dịch vị acid dạ dày bị trào ngược lên thực quản, từ đó gây tổn thương niêm mạc và tạo môi trường thuận lợi cho nấm, vi khuẩn trong khoang miệng phát triển gây viêm.

Lưỡi là một trong những bộ phận chịu nhiều tác động từ bệnh lý này. Để cải thiện tình trạng sưng tấy và viêm lưỡi, việc điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản là điều kiện tiên quyết.

Nguyên nhân gây ra sưng lưỡi

Trào ngược dạ dày thực quản cũng có khả năng gây viêm, sưng lưỡi

Hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là bệnh tự miễn của hệ miễn dịch đối với tuyến lệ và tuyến nước bọt làm giảm bài tiết nước mắt và nước bọt.

Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch răng miệng nên khi bị giảm tiết sẽ khiến cho miệng bị khô, khó nuốt. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm lợi, nấm và sưng lưỡi,...

Nguyên nhân gây ra sưng lưỡi

Hội chứng Sjogren khiến tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dễ dẫn đến viêm sưng nướu và lưỡi

Hội chứng Melkersson-Rosenthal

Hội chứng Melkersson-Rosenthal là chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, đặc trưng bởi tình trạng liệt mặt tái phát, sưng mặt và môi (thường là môi trên), phát triển các nếp gấp và rãnh ở lưỡi. Bệnh thường khởi phát ở trẻ em hoặc thiếu niên.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Melkersson-Rosenthal có thể liên quan đến:

  • Bệnh Crohn.
  • Do di truyền.
  • Phản ứng quá mẫn.
  • Bệnh sarcoid.
  • Nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn.

Nguyên nhân gây ra sưng lưỡi

Hội chứng Melkersson-Rosenthal có biểu hiện đặc trưng là sưng mặt, lưỡi

Ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là nguyên nhân hiếm gặp khiến miệng, lưỡi và cổ họng bị đau và sưng lên. Thông thường, cảm giác khó chịu này có liên quan đến sự phát triển ung thư (khối u) trên lưỡi.

Tùy thuộc vào vị trí của khối u mà bệnh nhân có thể cảm thấy như mình có một khối u trong miệng hoặc cổ họng. Trong một số trường hợp, cảm giác khó chịu đến mức khiến người bệnh gặp khó khăn khi nói, nhai và nuốt.

Nguyên nhân gây ra sưng lưỡi

Ung thư lưỡi là một nguyên nhân gây sưng lưỡi nhưng khá hiếm gặp

4 Biến chứng của sưng lưỡi

Biến chứng nặng nề nhất của bệnh sưng lưỡi là gây tắc nghẽn đường hô hấp khiến bệnh nhân suy hô hấp, cần phải cấp cứu ngay lập tức.

Ngoài ra, tình trạng viêm, sưng tấy, phù nề ở lưỡi kéo dài gây ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, từ đó làm bệnh nhân suy kiệt, thiếu dinh dưỡng.

Biến chứng

Biến chứng suy hô hấp kèm chấn thương lưỡi ở bệnh nhân động kinh

5 Cách chẩn đoán sưng lưỡi

Để tìm ra nguyên nhân gây sưng lưỡi, bác sĩ cần thăm khám lưỡi bệnh nhân và mô xung quanh, các cấu trúc lân cận. Tuy nhiên, trước khi khám, bác sĩ cần đảm bảo đường thở của người bệnh không bị tắc nghẽn.

Dưới đây là những thông tin cần thiết mà bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ để chẩn đoán:

  • Tình trạng khó thở.
  • Tiền sử bệnh nội khoa, ngoại khoa, đặc biệt là bệnh tự miễn.
  • Các triệu chứng đi kèm.
  • Chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt như hút thuốc, uống rượu,...

Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ cho bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm để đánh giá chính xác tình trạng bệnh như xét nghiệm máu, xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang, xét nghiệm hình ảnh học,...

6 Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu bạn nên đến gặp bác sĩ

Nếu tình trạng sưng lưỡi của bạn ngày càng trầm trọng hơn hoặc bạn có các triệu chứng nghiêm trọng khác (như khó thở, sốt cao, lưỡi và cổ họng đau sưng không giảm,...) hãy liên hệ ngay với các cơ sở y tế và bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Khi xuất hiện tình trạng khó thở thì cần phải đến khám bác sĩ ngay lập tức

Nơi khám chữa sưng lưỡi uy tín

Nếu có các dấu hiệu nêu trên, bạn nên đến ngay các phòng khácm chuyên khoa tai mũi họng hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tham khảo một số bệnh viện uy tín và nổi tiếng.

  • Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện nhân dân 115,...
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,...

7 Phương pháp điều trị

Sưng lưỡi do rất nhiều nguyên nhân, vì vậy việc điều trị sưng lưỡi phải dựa vào nguyên nhân của bệnh để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

Trường hợp sưng lưỡi do nguyên nhân nhiễm trùng hoặc dị ứng thì có thể điều trị bằng cách:

  • Thuốc kháng sinh.
  • Vitamin B12.
  • Epinephrine.

8 Biện pháp phòng ngừa

Các biện pháp phòng ngừa bệnh sưng lưỡi như:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách chải răng trung bình 1 - 2 lần/ngày, lấy sạch mảng bám ở vùng cổ răng và rãnh nướu bằng chỉ nha khoa để loại trừ vi khùng tấn công.
  • Súc miệng thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%.
  • Lấy vôi răng và mảng bám định kỳ tại nha khoa.
  • Tránh ăn các thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc đồ chua, mặn.
  • Nếu bạn bị khô miệng và gây khó chịu ở lưỡi, hãy uống nhiều nước và nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng không đường. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dung dịch nước bọt nhân tạo để giúp tăng độ ẩm cho khoang miệng

Xem thêm

  • Rát lưỡi là bệnh gì? 5 nguyên nhân gây rát lưỡi, khô miệng kéo dài
  • Dấu hiệu ung thư vòm họng giúp bạn nhận biết bệnh nhanh và chính xác

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sưng lưỡi và các nguyên nhân gây ra. Nếu bạn cảm thấy những thông tin này hay và bổ ích thì hãy chia sẻ cho những người xung quanh của mình để cùng tìm hiểu nhé.

Nguồn: Healthline, VeryWellHealth, Healthgrades

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính