Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Sỏi thận bao nhiêu mm thì phải mổ? Kích thước sỏi nguy hiểm cần lưu ý

Sỏi thận là những cặn khoáng hình thành trong thận, có thể gây ra cơn đau dữ dội và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Kích thước sỏi thận ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Vậy sỏi thận bao nhiêu mm thì cần mổ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1 Tỷ lệ tự đào thải của sỏi thận như thế nào?

Kích thước sỏi thận

Khả năng đào thải tự nhiên của sỏi thận phụ thuộc phần lớn vào kích thước của viên sỏi. Những viên sỏi có kích thước nhỏ thường tự đào thải trong khi sỏi lớn hơn sẽ cần sự can thiệp để giải quyết được sỏi.

Khoảng 70-80% sỏi có kích thước dưới 5mm sẽ tự động đào thải, trong khi đó 50% sỏi có kích thước từ 5-10mm cũng có khả năng tự đào thải. Còn đối với sỏi trên 10mm thì phải có chỉ định can thiệp ngoại khoa để lấy sỏi ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, thời gian đào thải tự nhiên của sỏi thận cũng phụ thuộc vào kích thước:

  • Sỏi < 4mm: có thể mất 31 ngày để đào thải.
  • Sỏi 4 - 6mm: có thể mất 45 ngày để đào thải.
  • Sỏi >6mm: có thể mất đến 1 năm để đào thải.

Sỏi thận kích thước nhỏ dưới 5mm có tỷ lệ đào thải tự nhiên cao

Sỏi thận kích thước nhỏ dưới 5mm có tỷ lệ đào thải tự nhiên cao

Vị trí

Ngoài yếu tố kích thước thì vị trí viên sỏi xa hay gần niệu quản cũng có ảnh hưởng đến khả năng tự đào thải. Theo khuyến cáo của AUA (Hiệp hội tiết niệu Mỹ):

  • Sỏi gần hơn 5 - 10mm so với niệu quản thì cân nhắc chỉ định điều trị nội khoa.
  • Sỏi đã nằm trong niệu quản thì thường chỉ cần sử dụng thuốc để thải sỏi và theo dõi.

Sỏi xa hay gần niệu quản có ảnh hưởng đến khả năng tự đào thải

Sỏi xa hay gần niệu quản có ảnh hưởng đến khả năng tự đào thải

2 Kích thước sỏi thận bao nhiêu mm thì nguy hiểm?

Thường kích thước sỏi trên 10mm được đánh giá là nguy hiểm vì khi viên sỏi đào thải ra ngoài thì có khả năng kẹt lại tại ống niệu quản, gây ra cơn đau quặn thận và biến chứng thận ứ nước.

Ngoài ra, vị trí sỏi tại bể thận cũng có nhiều nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm khác như: nhiễm trùng đường tiết niệu, ổ áp xe, suy thận, tắc bể thận,...

Sỏi trên 10mm có thể gây ra cơn đau quặn thận

Sỏi trên 10mm có thể gây ra cơn đau quặn thận

3 Kích thước sỏi thận cần phải mổ

Chỉ định can thiệp ngoại khoa đối với sỏi thận thì phải dựa vào hai yếu tố chính là kích thước lớn hay nhỏ và các triệu chứng lâm sàng đã xuất hiện hay chưa:

  • Kích thước dưới 10mm: chỉ mổ khi có triệu chứng trên lâm sàng hoặc xuất hiện biến chứng. Phương pháp thường sử dụng để giải quyết sỏi thận nhỏ dưới 10mm là tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng.
  • Kích thước từ 10 - 20mm: sỏi thận trên 10mm là bắt buộc phải can thiệp mặc dù không có triệu chứng. Có thể áp dụng nhiều phương pháp như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ống mềm sử dụng laser, tán sỏi qua da, mổ hở.
  • Kích thước trên 20mm: khi kích thước sỏi lớn thì thường được chỉ định lấy sỏi thận qua da (PCNL) hoặc mổ hở.

Sỏi gây triệu chứng hoặc trên 10mm cần được can thiệp để tán nhỏ viên sỏi

Sỏi gây triệu chứng hoặc trên 10mm cần được can thiệp để tán nhỏ viên sỏi

4 Các phương pháp điều trị sỏi thận

Cùng với sự phát triển của y học và công nghệ, hiện nay đã có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi thận. Phụ thuộc vào kích thước, vị trí, thể trạng... của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp.

Tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể (ESWL)

Bác sĩ sử dụng máy xung kích áp gần cơ thể để làm vỡ viên sỏi kích thước to (thường là 5 - 10mm) chia thành nhiều viên sỏi nhỏ hơn để có thể đào thải tự nhiên.

  • Ưu điểm: an toàn, hiệu quả, ít xâm lấn, ít biến chứng, không gây đau và thời gian nằm viện ngắn.
  • Nhược điểm: chỉ dùng được cho sỏi nhỏ vị trí thấp dưới ống niệu quản, tỷ lệ làm sạch sỏi và thành công thấp hơn các phương pháp khác.

Tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể (ESWL) có tỷ lệ thành công thấp

Tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể (ESWL) có tỷ lệ thành công thấp

Phương pháp mổ nội soi lấy sỏi thận qua da (PCNL)

Bác sĩ rạch một đường nhỏ qua da lưng, hông, sau đó đưa các ống nội soi vào thận để phá nhỏ viên sỏi bằng tia laser, sóng siêu âm hoặc xung hơi và lấy viên sỏi ra. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành đặt một ống dẫn lưu dịch từ trong thận ra ngoài. Phương pháp này có thể áp dụng cho sỏi kích thước lớn 20mm.

  • Ưu điểm: có thể áp dụng được cho nhiều loại và kích thước sỏi, tỉ lệ sạch sỏi cao.
  • Nhược điểm: tỷ lệ biến chứng cao hơn các phương pháp khác.

Phương pháp mổ nội soi lấy sỏi thận qua da (PCNL) có thể áp dụng được nhiều loại sỏi

Phương pháp mổ nội soi lấy sỏi thận qua da (PCNL) có thể áp dụng được nhiều loại sỏi

Phương pháp nội soi tán sỏi bằng ống soi cứng (URS)

Bác sĩ sử dụng một ống nội soi nhỏ, đi thông qua đường tiểu vào niệu đạo rồi đến bàng quang, tới ống niệu quản để tán sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Phương pháp này phù hợp với trường hợp sỏi ở 1/3 giữa và dưới niệu quản.

  • Ưu điểm: đi theo ống tự nhiên nên tỷ lệ biến chứng thấp, khả năng sạch sỏi cao.
  • Nhược điểm: có thể gây đau sau mổ cho người bệnh, không áp dụng được cho các sỏi to trên 10mm.

Phương pháp nội soi tán sỏi bằng ống soi cứng (URS) có thể gây đau sau mổ

Phương pháp nội soi tán sỏi bằng ống soi cứng (URS) có thể gây đau sau mổ

Phương pháp nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống soi mềm(fURS)

Trong tất cả các phương pháp tán sỏi thì đây là phương pháp tiên tiến nhất. Bác sĩ sử dụng một ống mềm đưa vào đường tiểu tương tự như nội soi tán sỏi bằng ống soi cứng (URS).

  • Ưu điểm: bảo toàn tối đa chức năng thận, hạn chế sẹo, ít gây đau, tỷ lệ sạch sỏi cao, thời gian nằm viện ngắn.
  • Nhược điểm: là kĩ thuật khó nên chi phí cao và không áp dụng được cho sỏi có kích thước lớn.

Ngoài ra, còn có phương pháp mổ hở lấy sỏi tuy nhiên phương pháp này hiện nay ít được sử dụng đến do tỷ lệ biến chứng cao trong khi ưu điểm không có gì vượt trội so với mổ nội soi qua da.

Nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống soi mềm(furs) là phương pháp tiên tiến nhất

Nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống soi mềm(furs) là phương pháp tiên tiến nhất

5 Các câu hỏi liên quan

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan về sỏi thận thường gặp:

Sỏi thận 10mm có nguy hiểm không

Sỏi thận có kích thước 10mm được đánh giá là khá lớn và nguy hiểm. Vì vậy, sỏi trên 10mm cần phải có chỉ định can thiệp lấy sỏi để tránh các biến chứng xảy ra như tổn thương niêm mạc thận, nhiễm trùng, thận ứ nước...

Sỏi thận trên 10mm cần phải có chỉ định can thiệp lấy sỏi

Sỏi thận trên 10mm cần phải có chỉ định can thiệp lấy sỏi

Sỏi thận 12mm có phải mổ

Như đã nói ở trên, tất cả các loại sỏi thận có kích thước trên 12mm đều có chỉ định mổ dù có gây ra triệu chứng hay không. Kích thước này có thể cân nhắc nhiều phương pháp như tán sỏi ngoài cơ thể, qua nội soi ống mềm hoặc qua da...

Sỏi thận có kích thước trên 12mm đều có chỉ định mổ

Sỏi thận có kích thước trên 12mm đều có chỉ định mổ

Cần làm gì để cơ thể tự đào thải sỏi tốt hơn

Cách hiệu quả nhất để đào thải sỏi thận là uống nhiều nước mỗi ngày. Uống khoảng 2 - 2,5 lít nước và chia đều trong cả ngày, không uống nhiều nước cùng một lúc để tránh quá tải cho thận.

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm nước bằng các loại nước ép trái cây hỗ trợ đào thải sỏi thận như nước ép dứa.

Nước ép dứa hỗ trợ đào thải sỏi thận tự nhiên

Nước ép dứa hỗ trợ đào thải sỏi thận tự nhiên

6 Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu

Tất cả các loại sỏi tiết niệu khi có triệu chứng đều cần được thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng. Dưới đây là một số dấu hiệu gợi ý bị sỏi tiết niệu mà bạn cần phải đi gặp bác sĩ sớm:

  • Đau quặn thắt vùng hông lưng, cơn đau có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn.
  • Đau bụng lan xuống vùng sinh dục do sỏi thận rơi xuống vùng niệu quản.
  • Tiểu ra máu, nước tiểu có màu đục hoặc có mùi hôi.
  • Đau quặn thắt hông lưng kèm theo sốt.
  • Tiểu rắt, tiểu gấp.
  • Sỏi không tự đào thảo sau 4 tuần.

Hãy đi khám bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng hoặc sỏi không tự đào thải sau 4 tuần

Hãy đi khám bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng hoặc sỏi không tự đào thải sau 4 tuần

Xét nghiệm, chẩn đoán

  • Xét nghiệm nước tiểu: phân tích nước tiểu giúp tìm tế bào máu trong nước tiểu và theo dõi chức năng thận.
  • X-quang: thấy được hầu hết các loại sỏi ngoại trừ sỏi không cản quang.
  • Siêu âm: quan sát thận theo dõi biến chứng thận ứ nước và có thể thấy một số loại sỏi trên hình ảnh siêu âm.

Hình ảnh X-quang cho thấy được hầu hết các loại sỏi thận

Hình ảnh X-quang cho thấy được hầu hết các loại sỏi thận

Các bệnh viện chuyên khoa uy tín

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ sỏi tiết niệu, hãy tìm ngay đến cơ sở y tế có Chuyên khoa Thận tiết niệu uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Tp.Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115.
  • Hà Nội: Bệnh viện Thận Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai.

Xem thêm

  • Cảnh báo 8 dấu hiệu sỏi thận có thể bạn chưa biết
  • 14 cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận lớn hoặc gây ra triệu chứng như đau quặn thận, tiểu ra máu, sốt... thì cần phải can thiệp ngoại khoa sớm để tránh gây ra biến chứng. Hãy chia sẻ bài viết này đến nhiều người hơn để cùng nâng cao hiểu biết về bệnh sỏi thận nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính