Sâm đại hành là loại dược liệu được trồng tại nhiều vùng trên lãnh thổ nước ta. Từ xưa đến nay, sâm đại hành đã được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc và trong cuộc sống thường ngày. Vậy sâm đại hành có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Sâm đại hành là gì?
Sâm đại hành có tên khoa học là Eleutherine bulbosa. Trong dân gian, cây còn được gọi là kiệu đỏ, tỏi đỏ, hành lào, tỏi lào.
Sâm đại hành là loài cây thân thảo, phân bố phổ biến ở môi trường nóng, ẩm. Loài dược liệu này có thân hành màu đỏ, phần lá phía trên thuôn dài, gân lá chạy song song. Người ta thường dùng phần rễ và thân củ của cây để làm thuốc.
Thành phần chính của sâm đại hành gồm có Eleutherin, Isoeleutherin, Eleutherol. Các hoạt chất quý này là nền tảng cho các tác dụng vượt trội của cây.
1 Dùng làm thuốc bổ máu
Theo các nghiên cứu, sâm đại hành có khả năng làm tăng lượng hồng cầu và hemoglobin (huyết sắc tố) trong cơ thể. Vì vậy, chúng được dùng làm thuốc bổ máu do thiếu máu.
Ngoài ra, sâm đại hành còn giúp cầm máu khi băng huyết, cầm máu vết thương.
Sâm đại hành giúp tăng lượng hồng cầu và huyết sắc tố
2 Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Các nghiên cứu cho thấy, hoạt chất eleutherinoside A từ sâm đại hành có khả năng ức chế hoạt động của alpha glucosidase, giúp làm giảm lượng đường trong máu.
Chiết xuất từ sâm đại hành có thể ngăn chặn quá trình stress oxy hóa khi lượng đường trong máu tăng cao.
Sâm đại hành giúp làm giảm lượng đường trong máu
3 Chữa rắn cắn
Theo kinh nghiệm dân gian, sâm đại hành có tác dụng tiêu độc. Có thể lấy rễ sâm đại hành rồi giã nát, sau đó đắp lên vết cắn của rắn, cá độc, vết châm đốt của sâu bọ.
Bệnh nhân sau khi đắp vết thương bằng sâm đại hành sẽ nhanh chóng hồi phục thể trạng.
Sâm đại hành tươi được nghiển để đắp lên vết thương do rắn cắn
4 Kháng khuẩn
Chiết xuất từ củ sâm đại hành đã được chứng minh có tác dụng ức chế đối với Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn) gây bệnh viêm phổi, Streptococcus pyrogenes (liên cầu khuẩn) gây viêm họng, Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) gây nhiễm trùng da.
Ngoài ra, sâm đại hành ức chế rõ rệt sự phát triển của trực khuẩn lao.
Khả năng kháng khuẩn vượt trội của sâm đại hành đã được chứng minh
5 Chữa viêm họng
Sâm đại hành được dùng để trị viêm họng do có khả năng kháng viêm và đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn tại đường hô hấp trên.
Để chữa viêm họng, sắc 14 gam sâm đại hành và rẻ quạt khô để uống.
Dùng sâm đại hành giúp giảm viêm họng
6 Hỗ trợ tiêu hoá
Sâm đại hành giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi bằng cách điều hòa sự co thắt của ruột.
Nước ép từ củ tươi của cây dùng để trị tiêu chảy, kiết lỵ và viêm đại tràng.
Sâm đại hành giúp hỗ trợ tiêu hóa
7 Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
Các nghiên cứu cho rằng, củ sâm đại hành chứa các chất chống viêm giúp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.
Trong dân gian, người ta thường tẩm sâm đại hành với rượu rồi chườm lên chỗ sưng đau để chữa đau lưng, đau khớp.
Sâm đại hành có hiệu quả cao trong điều trị viêm khớp dạng thấp
8 An thần
Chiết xuất từ sâm đại hành có tác dụng an thần, kéo dài giấc ngủ, đồng thời giảm sự hưng phấn gây bởi cafein.
Có thể sắc 30 gam sâm đại hành cùng 14 gam lạc tiên để uống giúp cải thiện tình trạng mất ngủ.
Dùng sâm đại hành thường xuyên giúp giảm căng thẳng, kéo dài giấc ngủ
9 Chữa mụn nhọt
Sâm đại hành có hoạt tính kháng viêm mạnh vì chúng có khả năng ức chế các chất nội sinh gây viêm như COX1 và COX2 và chất trung gian gây viêm như prostaglandin và thromboxan A2.
Xem thêm: Cách điều trị khi bị mụn nhọt tại nhà
Sâm đại hành có hiệu quả cao khi dùng để trị mụn nhọt
Xem thêm:
- Kỷ tử là gì? 7 tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe và làm đẹp
- Nhân sâm (ginseng) là gì? Tác dụng của nó đối với sức khỏe
Sâm đại hành là một loại dược liệu dễ trồng và gần gũi với mọi nhà. Cây có rất nhiều tác dụng, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng. Do đó, cần cẩn trọng khi sử dụng chúng. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, bạn hãy chia sẻ những thông tin này đến người thân của mình nhé.
Nguồn: MDPI, NCBI
Bạn đang xem bài viết Sâm đại hành có tác dụng gì? 9 tác dụng của sâm đại hành bạn nên biết tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].