Khi bị mắc viêm gan B, chức năng gan sẽ bị hạn chế nên với chế độ ăn không lành mạnh có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn. Hãy cùng tìm hiểu người bị viêm gan B nên ăn gì và kiêng gì qua bài viết này nhé!
Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). HBV ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của gan dẫn tới viêm gan, xơ gan, suy gan, ung thư gan và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Hiện nay, virus viêm gan B là mối đe dọa lớn đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi với các triệu chứng không rõ ràng như sau:
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
- Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa.
- Đau nhức xương khớp.
- Vàng da, vàng kết mạc mắt.
- Nước tiểu có màu vàng sẫm và phân bạc màu.
Xem chi tiết: Viêm gan B: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa
1 Chế độ ăn cho người bị viêm gan B
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Những người bệnh viêm gan B cần chú ý đến việc cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn nhằm duy trì sức khỏe và cải thiện được chức năng gan như:
- Đối với bệnh cấp tính cần bổ sung khoảng 1200 - 1400 calo năng lượng với khoảng 20 - 30g protein, 250 - 280g glucid, 15 - 20g lipid và 2 - 2,5 lít nước.
- Đối với bệnh mạn tính cần uống 1,5 - 2,0 lít nước cùng bổ sung 50 - 70g protein, 310 - 340g glucid và 30 - 40g lipid để đạt được 1800 - 2000 calo năng lượng mỗi ngày.
Người bệnh viêm gan B cần cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn
Chia các bữa ăn thành bữa nhỏ
Những bệnh nhân viêm gan B thường gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, mệt mỏi. Do đó, chia nhỏ các bữa ăn lớn thành 3 - 4 bữa nhỏ trong ngày giúp hệ tiêu hóa và gan hoạt động tốt hơn.
Đồng thời, việc chia nhỏ bữa ăn cũng có thể giúp kiểm soát được lượng calories và dinh dưỡng hiệu quả hơn, tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể.
Chia nhỏ các bữa ăn lớn thành 3 - 4 bữa nhỏ trong ngày giúp hệ tiêu hóa và gan hoạt động tốt hơn
Lưu ý chế biến và sử dụng gia vị
Ở những bệnh nhân viêm gan B, chức năng gan suy giảm và dễ tổn thương hơn so với người bình thường. Vì vậy, để hạn chế tình trạng bệnh có thể chuyển biến nặng hơn, người bệnh có thể chủ động sử dụng ít gia vị trong các món ăn cũng như lưu ý chế biến sạch sẽ, tránh sử dụng các cách chế biến như chiên, rán, xào.
Sử dụng ít gia vị trong các món ăn hạn chế tình trạng viêm gan B trở nặng
Thực đơn ăn cho người bị viêm gan B
Quản lý sức khỏe gan ở người bệnh viêm gan B chủ yếu là những sản phẩm chúng ta ăn và uống vào cơ thể. Bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với các lưu ý như:
- Chọn thực phẩm nguyên chất như rau tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
- Protein từ thực vật (đậu phụ, ngũ cốc và đậu phộng), cá và thịt nạc.
- Tránh thực phẩm chế biến sẵn và hạn chế đồ uống có đường.
- Hạn chế thịt đỏ và thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Tránh rượu và thuốc lá.
Ngoài ra, người bị viêm gan B cũng nên hạn chế nạp vào một số chất có thể dẫn đến tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng như sắt, vitamin A, vitamin B3.
Người bệnh viêm gan B cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng
2 Người bị viêm gan B nên ăn gì?
Thực phẩm giàu đạm
Thực phẩm giàu đạm như thịt lợn nạc, thịt gà nạc, cá, trứng sẽ cung cấp một lượng protein giúp người bệnh viêm gan B dễ dàng chuyển hóa thức ăn và cung cấp dưỡng chất cho gan.
Hơn nữa, đạm còn nắm giữ vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào ở gan và chống ngộ độc. Tuy nhiên, người bị viêm gan B chỉ nên bổ sung 1 - 1,5g đạm/kg trọng lượng cơ thể và lựa chọn loại thịt nạc, ít mỡ để gan hoạt động tốt nhất.
Thực phẩm giàu đạm sẽ cung cấp một lượng protein giúp cung cấp dinh dưỡng cho gan
Nhóm tinh bột và đường
Khi bị viêm gan B, virus HBV gây tổn thương cho gan khiến cơ thể mất đi một lượng glycogen nhất định. Khi đó, người bệnh cần bổ sung bù lại một lượng glycogen cần thiết thông qua chất glucid có trong tinh bột và đường như gạo, bánh mì, thực phẩm làm từ bột mì, mật ong.
Người bệnh viêm gan B cần bổ sung một lượng glycogen cần thiết thông qua tinh bột và đường
Nhóm vitamin và khoáng chất
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có thể giúp gan thải độc, hỗ trợ phục hồi, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương gan. Đồng thời còn chống oxy hóa và tăng sức đề kháng cho người bệnh viêm gan B.
Người bệnh viêm gan B có thể bổ sung vitamin và khoáng chất qua các loại trái cây như dâu, cam, đu đủ cũng như các loại rau củ có màu xanh sẫm.
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có thể giúp gan thải độc, hỗ trợ phục hồi chức năng gan
Sữa và sản phẩm từ sữa
Khi mắc bệnh viêm gan B, chức năng tổng hợp chất béo ở gan để hòa tan vitamin D bị suy giảm. Từ đó dẫn đến nguy cơ thiếu hụt vitamin D ở những bệnh nhân viêm gan B.
Sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, bơ, sữa chua,... có thể được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan B để cung cấp lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, sữa còn thực phẩm giàu protein và cung cấp methionine tổng hợp cholin, phòng ngừa mỡ tích trữ ở gan cho người bệnh.
Sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể
Các loại đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu tương giúp duy trì năng lượng cần thiết cho cơ thể khi được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Không chỉ vậy, các loại đậu còn có khả năng giải độc, hỗ trợ làm mát gan hiệu quả, tốt cho những bệnh nhân bị viêm gan B.
Trái cây
Trái cây như đu đủ, việt quất, cam,... cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh. Từ đó giúp hệ miễn dịch của cơ thể phát triển, tăng cường khả năng điều trị viêm gan B.
Trái cây giúp hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh viêm gan B phát triển
Các loại rau họ cải
Các loại rau họ cải như bông cải xanh, rau bina,…chứa nhiều chất chống oxy hóa tăng cường khả năng bảo vệ những tế bào gan, hỗ trợ kiểm soát bệnh viêm gan.
Hoạt chất indole được tìm thấy trong các loại rau họ cải có hoạt động chống lại sự thoái hóa mỡ của gan, cũng như các đặc tính chống viêm và chống ung thư.
Hơn nữa, tiêu thụ những thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể giúp những bệnh nhân viêm gan B giảm lượng thức ăn kém lành mạnh, giúp tiêu hóa tốt và giảm thiểu gánh nặng cho gan.
Các loại rau họ cải tăng cường khả năng bảo vệ những tế bào gan, hỗ trợ kiểm soát bệnh viêm gan
Chất béo lành mạnh
Những người bị viêm gan B không cần thiết phải cắt bỏ tất cả chất béo và dầu mỡ bởi một số chất béo trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cơ thể hoạt động tốt.
Tuy nhiên, người bệnh nên giảm chất béo bão hòa như bơ, kem, thịt mỡ và thực phẩm chiên. Đồng thời, tăng lượng chất béo không bão hòa đơn và đa từ thực phẩm như bơ, các loại hạt, trứng và cá hồi với lượng vừa phải để có chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
Người bệnh viêm gan B nên bổ sung chất béo lành mạnh thay vì chất béo bão hòa
Cà phê
Khi cơ thể tiêu hóa caffeine sẽ tạo ra một chất hóa học gọi là paraxanthine có tác dụng làm chậm sự phát triển của mô sẹo liên quan đến xơ hóa ở gan. Điều này có thể giúp chống lại ung thư gan, xơ gan do rượu, bệnh gan nhiễm mỡ không liên quan đến rượu và viêm gan.
Ngoài ra, axit trong cà phê cũng có thể có tác dụng chống lại virus gây viêm gan B. Do đó, uống cà phê là phương pháp có thể cung cấp cho những người nhiễm HBV mạn tính giữ cho virus không hoạt động và duy trì sức khỏe gan lâu dài.
Tiêu hóa caffeine có tác dụng làm chậm sự phát triển của mô sẹo liên quan đến xơ hóa ở gan
3 Viêm gan B nên kiêng ăn gì?
Hạn chế uống rượu bia
Rượu bia, chất kích thích có chứa ethanol khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành chất có hại cho gan. Từ đó gây viêm gan và thoái hóa mỡ, gia tăng căng thẳng lên gan khiến gan có nguy cơ bị tổn thương cao hơn.
Hơn nữa, sử dụng rượu bia lâu ngày, đặc biệt khi bị viêm gan B cũng làm tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan.
Hạn chế uống rượu bia để tránh tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan
Hạn chế ăn các món ăn nhiều gia vị, cay nóng
Các món ăn có chứa nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, riềng, sa tế, mù tạt sẽ gây nóng gan, giảm khả năng thải độc của gan ở người bị viêm gan B. Từ đó ảnh hưởng không tốt tới quá trình hồi phục của gan.
Ngoài ra, sử dụng quá nhiều thức ăn cay nóng và đậm vị cũng gây những tác động không tốt đến hệ tiêu hóa và để lại những hậu quả như táo bón, loét dạ dày.
Các món ăn có chứa nhiều gia vị cay nóng sẽ gây nóng và giảm khả năng thải độc gan
Thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp
Thức ăn chế biến sẵn và các đồ ăn đóng hộp có chứa nhiều gia vị như muối, đường, chất béo không tốt. Ngoài ra, các thực phẩm này còn chứa hàm lượng chất bảo quản cao.
Khi người bệnh viêm gan B tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn khiến gan phải gia tăng năng suất làm việc để chuyển hóa các chất trong thực phẩm. Từ đó, khiến tình trạng viêm gan ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Ăn thực phẩm chế biến sẵn khiến gan tăng cường hoạt động và viêm trầm trọng hơn
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Dầu mỡ trong các món chiên rán chứa nhiều chất béo rất khó cho gan tiêu hóa và có thể gây đau đớn cho người bệnh. Đồng thời, tiêu thụ nhiều thức ăn dầu mỡ cũng làm tăng nguy cơ mỡ máu, gan nhiễm mỡ, béo phì.
Vì vậy, để có thể hạn chế dầu mỡ, người bệnh có thể thay thế bằng các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe như dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu mè.
Các loại bánh ngọt, nước ngọt
Thực phẩm và đồ uống nhiều đường như nước ngọt, nước ép trái cây, món tráng miệng, bánh ngọt khi được nạp quá nhiều vào cơ thể có thể gây cản trở hoạt động của gan. Từ đó có thể ảnh hưởng tới quá trình trao đổi và chuyển hóa chất dinh dưỡng tại gan.
Hải sản
Các loại hải sản như cua, tôm, nghêu, mực rất giàu đạm, muối khoáng cũng như các chất dinh dưỡng khác. Đồng thời, hải sản cũng chứa nhiều cholesterol và thuỷ ngân.
Những bệnh nhân viêm gan B khi ăn hải sản sẽ khiến gan gia tăng áp lực để chuyển hoá hết cũng như lọc thải độc tố, ảnh hưởng xấu đến chức năng và sức khỏe của gan.
Ăn nhiều hải sản có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng và sức khỏe của gan
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật như gan, tim, gan, ruột, lòng chứa một lượng lớn cholesterol. Lượng cholesterol này khi người bị viêm gan B tiêu thụ có thể cản trở gan bài tiết mật, tác động xấu đến quá trình chuyển hóa chất béo cũng như ảnh hưởng đến quá trình thải độc tố trong cơ thể.
Lượng cholesterol trong nội tạng động vật có thể để lại tác động xấu cho hoạt động của gan
4 Một số câu hỏi thường gặp
Viêm gan B có nên ăn trứng không?
Trứng là nguồn protein có giá trị sinh học cao nhờ vào việc cung cấp các axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản xuất được. Hơn nữa, trứng còn chứa một lượng chất béo có lợi cho sức khỏe, khoáng chất (sắt, phốt pho, maggie) và vitamin (B12, axit folic, vitamin D).
Mỗi người bị viêm gan B có khả năng tiêu hóa và chuyển hóa chất béo khác nhau. Do đó, tùy vào số lượng trứng người đó tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến chức năng gan.
Người bệnh viêm gan B có thể đưa trứng vào chế độ ăn uống cân bằng khoảng 2 hoặc 3 quả mỗi tuần, nấu một cách lành mạnh như luộc thay vì chiên để tránh bổ sung lượng calo và chất béo không cần thiết.
Tùy vào số lượng trứng tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến chức năng gan
Người bị viêm gan B nên uống sữa gì?
Khi bị viêm gan B, chức năng gan của cơ thể suy giảm. Đồng thời, các hoạt động giải độc, lọc, hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng của gan cũng bị hạn chế.
Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng bổ sung cho cơ thể đồng thời nhưng cũng có thể hạn chế sự hoạt động của gan. Do đó, khi lựa chọn sữa cho những người bị viêm gan B hoặc các vấn đề về gan cần lưu ý:
- Chọn những loại sữa giàu năng lượng nhưng phải dễ hấp thu, tránh gan phải hoạt động quá mức trong quá trình sử dụng.
- Chọn những dòng sữa chứa L-Arginine hỗ trợ lưu thông máu và oxy để nuôi dưỡng gan, methionin tăng cường chức năng thải độc của gan, giàu acid amin, vitamin, khoáng chất nâng cao hệ miễn dịch, giúp quá trình hấp thu, tiêu hóa diễn ra dễ dàng.
Bạn nên chọn những loại sữa giàu năng lượng nhưng phải dễ hấp thu cho người viêm gan B
Người bị viêm gan B ăn thịt bò được không?
Thịt bò là loại thực phẩm chứa lượng đạm không quá cao. Hàm lượng đạm này có thể cung cấp vừa đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà cũng không dẫn đến tình trạng quá tải cho gan khi chuyển hóa chất.
Tuy nhiên, thịt bò là một nguồn cung cấp sắt cho cơ thể. Đối với bệnh nhân viêm gan B đôi khi gặp khó khăn trong việc đào thải sắt ra khỏi cơ thể khiến sắt dư thừa và có thể gây tổn thương mô gan.
Vì vậy bệnh nhân viêm gan B nên ăn thịt bò với một lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều khiến tình trạng gan trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh nhân viêm gan B nên ăn thịt bò với một lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều
Xem thêm
- 8 cách giải độc gan tại nhà đơn giản, hiệu quả có thể bạn chưa biết
- Các phương pháp điều trị viêm gan B phổ biến hiện nay
- Có thể sử dụng Kế sữa (Milk Thistle) để điều trị bệnh về gan không?
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về bệnh viêm gan B nên ăn gì và kiêng ăn gì. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích, hãy thích và chia sẻ bài viết này nhé!
Bạn đang xem bài viết Người bị viêm gan B nên ăn gì? 19 thực phẩm nên ăn và kiêng cần chú ý tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].