Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Một số cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt đơn giản bạn nên biết

Lá lốt là loại thực vật quen thuộc thường được dùng làm gia vị. Tuy nhiên ít ai biết lá lốt cũng có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe xương khớp. Vậy hãy cùng tìm hiểu cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!

1 Lá lốt là gì?

Lá lốt hay còn gọi là tất bạt, tên khoa học piper lolot DC và thuộc họ Piperaceae (Hồ tiêu). Đây là một loại cây thân mềm, lá hình trứng rộng, mọc hoang tại nhiều nơi, thường dùng để làm gia vị hoặc làm thuốc.

Lá lốt thường dùng làm gia vị hoặc làm thuốc

Lá lốt thường dùng làm gia vị hoặc làm thuốc

2 Thành phần dinh dưỡng của lá lốt

Trong 100g lá lốt có chứa các chất dinh dưỡng như:

  • 39 calo.
  • 4,3g protein.
  • 2,5g chất xơ.
  • 260mg canxi.
  • 980mg photpho.
  • 4,1mg sắt.
  • 34mg vitamin C.

100g lá lốt cung cấp 39 calo

100g lá lốt cung cấp 39 calo

3 Chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt có hiệu quả không?

Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, tính ấm. Khi hấp thu vào cơ thể, lá lốt giúp loại trừ hàn, làm ấm cơ thể và giảm đau một cách hiệu quả. Lá lốt thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa đau nhức xương khớp, thấp khớp, phong thấp, kích thích tiết mồ hôi ở tay chân và giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.

Trong y học hiện đại, lá và thân của cây rau lốt chứa một số loại tinh dầu như beta-caryophylen và benzyl axetat. Cả hai đều có tác dụng chống viêm và giảm đau rất hiệu quả và giúp điều trị các bệnh thấp khớp, đau đầu, tiêu chảy, đau răng.

Lá lốt chứa một số loại tinh dầu có tác dụng điều trị bệnh xương khớp

Lá lốt chứa một số loại tinh dầu có tác dụng điều trị bệnh xương khớp

4 Lợi ích của lá lốt đối với bệnh xương khớp

Chữa phong thấp, đau nhức xương

Lá lốt có chứa một số tinh dầu như benzyl acetat, beta-caryophylen có tính kháng viêm, giảm đau nhức xương. Ngoài ra, các hoạt chất này còn giúp đánh tan máu bầm ở những khu vực bị tổn thương.

Benzyl acetat, beta-caryophylen trong lá lốt có tính kháng viêm, trừ phong thấp

Benzyl acetat, beta-caryophylen trong lá lốt có tính kháng viêm, trừ phong thấp

Trị đau lưng, sưng khớp gối, chân tê buốt

Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, tính ấm do vậy có thể giúp trừ lạnh, làm ấm và giảm đau nhức lưng, khớp gối, chân tay tê buốt hiệu quả. Nhờ vậy loại dược liệu này đã xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian.

Theo Y học hiện đại, lá lốt chứa một số loại tinh dầu bao gồm beta-caryophylen và benzyl axetat có công dụng chống viêm và giảm đau vô cùng hiệu quả. Do đó, lá lốt còn được được sử dụng để trị đau lưng, sưng khớp gối, chân tê buốt.

Lá lốt giúp trị đau lưng, sưng khớp gối nhờ chứa tinh dầu

Lá lốt giúp trị đau lưng, sưng khớp gối nhờ chứa tinh dầu

Tăng cường tuần hoàn

Lá lốt có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu đến vùng xương khớp, cung cấp dưỡng chất và oxy cho các mô xương. Ngoài ra, flavonoid trong lá lốt giúp giảm bầm tím, tính ấm của lá lốt cũng giúp máu bầm nhanh chóng tan ra.

Lá lốt có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu đến vùng xương khớp

Lá lốt có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu đến vùng xương khớp

Tăng sự linh hoạt

Sử dụng lá lốt có thể giúp tăng sự linh hoạt và độ giãn của các khớp, đồng thời giảm căng thẳng trong xương khớp. Đây là một phương pháp tự nhiên và an toàn để chăm sóc sức khỏe xương khớp.

Sử dụng lá lốt có thể giúp tăng sự linh hoạt và độ giãn của các khớp

Sử dụng lá lốt có thể giúp tăng sự linh hoạt và độ giãn của các khớp

5 Liều dùng lá lốt

Lá lốt được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian chữa đau xương, tê thấp, đổ mồ hôi tay. Liều dùng lá lốt là 5 - 10g lá phơi khô, 15 - 30g lá tươi. Lá lốt có thể được dùng để sắc uống trong ngày hoặc ngâm chân tay.

Liều lượng lá lốt tươi nên dùng là 15 - 30g

Liều lượng lá lốt tươi nên dùng là 15 - 30g

6 Một số bài thuốc trị xương khớp bằng lá lốt theo dân gian

Bài thuốc đắp lá lốt với muối biển

Đắp lá lốt với muối biển giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp. Cách thực hiện bài thuốc như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một ít lá lốt, rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Đem lá lốt giã nhỏ cùng một ít muối biển. Dùng miếng vải sạch bọc hỗn hợp lại, vắt bớt nước và đắp lên vùng bị đau nhức trong 10 - 15 phút. Bạn có thể sao nóng hỗn hợp để đem lại tác dụng nhanh hơn.

Đắp lá lốt với muối biển giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp

Đắp lá lốt với muối biển giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp

Bài thuốc nấu nước lá lốt

Uống nước từ lá lốt giúp giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp đáng kể. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Dùng 5 - 10g lá lốt phơi khô hoặc 15 - 30g lá lốt tươi.
  • Bước 2: Sắc với 1 - 2 bát nước cho đến khi còn 1 bát. Lặp lại lần 2.
  • Bước 3: Chia lượng nước vừa sắc đem uống 2 - 3 lần/ngày khi còn ấm, nên dùng sau bữa tối.

Uống nước từ lá lốt giúp giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp đáng kể

Uống nước từ lá lốt giúp giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp đáng kể

Bài thuốc ngâm chân với lá lốt

Bài thuốc này cần được sử dụng kiên trì trong khoảng 14 ngày thì tình trạng đau nhức khớp xương mới giảm bớt. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 30g lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Đun sôi với 1 lít nước trong 3 - 5 phút, thêm vào một ít muối.
  • Bước 3: Dùng nước vừa đun để ngâm chân tay khi còn ấm, thực hiện 1 ngày/lần trước khi đi ngủ.

Ngâm chân với lá lốt giúp giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp

Ngâm chân với lá lốt giúp giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp

Bài thuốc lá lốt ngâm rượu

Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị thân và rễ lá lốt rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Ngâm thân và rễ trong rượu trắng 1 tháng, dùng để xoa bóp nhẹ nhàng khu vực đau nhức 2 - 3 lần/ngày.

Lá lốt ngâm rượu dùng để xoa bóp nhẹ nhàng khu vực đau nhức

Lá lốt ngâm rượu dùng để xoa bóp nhẹ nhàng khu vực đau nhức

Bài thuốc trị đau nhức xương khớp khi trời lạnh 

Các bước thực hiện bài thuốc từ lá lốt như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 30g lá lốt tươi.
  • Bước 2: Đun với 2 bát nước đến khi còn nửa bát thì tắt bếp, dùng uống sau bữa tối trong 10 ngày.

Uống nước từ lá lốt giúp trị đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Uống nước từ lá lốt giúp trị đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Bài thuốc chữa sưng đau ở đầu gối 

Cách thực hiện bài thuốc chữa sưng đau đầu gối từ ngải cứu và lá lốt như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 20g lá lốt, 20g ngải cứu, rửa sạch.
  • Bước 2: Đem lá lên bếp chưng với giấm và đắp lên vùng đầu gối bị đau nhức trong 10 ngày liên tục.

Ngải cứu và lá lốt chữa sưng đau đầu gối

Ngải cứu và lá lốt chữa sưng đau đầu gối

Bài thuốc chữa chân tay đau nhức

Bài thuốc là sự kết hợp của lá lốt và nhiều dược liệu khác nhau. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị lá lốt, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước và thái mỏng, sao vàng, lấy mỗi loại 15g.
  • Bước 2: Sắc với 600ml nước cho đến khi còn 200ml, dùng uống 3 lần/ngày.

Lá lốt kết hợp với nhiều dược liệu khác chữa đau nhức chân tay

Lá lốt kết hợp với nhiều dược liệu khác chữa đau nhức chân tay

Một số món ăn chế biến từ lá lốt

  • Chả lá lốt: Chuẩn bị 20 lá lốt, đem thái chỉ 10 lá và trộn cùng 300g thịt heo xay nhuyễn. Dùng 10 lá lốt còn lại đem cuốn lấy hỗn hợp thịt và rán ở lửa nhỏ đến khi chín, ăn cùng cơm nóng.
  • Cháo lá lốt: Chuẩn bị 250g gạo tẻ ninh nhừ thành cháo với 100g thịt băm. Khi cháo chín nhừ thì thêm 50g lá lốt tươi thái nhỏ, đợi nồi sôi lại thì tắt bếp.

Chả lá lốt không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho xương khớp

Chả lá lốt không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho xương khớp

7 Lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa xương khớp

Chỉ sử dụng lá lốt ở giai đoạn bệnh đã ổn định

Bạn chỉ nên dùng lá lốt ở giai đoạn các triệu chứng đau nhức gần biến mất. Nếu bệnh viêm khớp đang ở giai đoạn bùng phát, bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bạn chỉ nên dùng lá lốt ở giai đoạn các triệu chứng đau nhức gần biến mất

Bạn chỉ nên dùng lá lốt ở giai đoạn các triệu chứng đau nhức gần biến mất

Kiên trì sử dụng lá lốt để đạt hiệu quả

Lá lốt giúp hỗ trợ giảm đau nhức xương khi mức độ đau từ nhẹ đến trung bình, tuy nhiên thời gian tác dụng tùy thuộc vào cơ địa từng người. Do đó, bạn cần kiên trì sử dụng lá lốt để đạt được hiệu quả điều trị bệnh.

Thời gian các triệu chứng giảm nhẹ sau khi dùng lá lốt phụ thuộc cơ địa từng người

Thời gian các triệu chứng giảm nhẹ sau khi dùng lá lốt phụ thuộc cơ địa từng người

Dùng đúng liều lượng

Bạn nên dùng lá lốt với một lượng vừa phải khoảng 50 - 100g/ngày. Dùng quá liều lượng có thể gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, uể oải…

Bạn nên dùng lá lốt với một lượng vừa phải khoảng 50 - 100g/ngày

Bạn nên dùng lá lốt với một lượng vừa phải khoảng 50 - 100g/ngày

Không tự ý kết hợp với thuốc tây

Bạn không nên dùng lá lốt kết hợp với thuốc tây để điều trị bệnh bởi điều này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có thể kết hợp lá lốt và thuốc tây hay không.

Bạn không nên tự ý kết hợp thuốc tây và lá lốt khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ

Bạn không nên tự ý kết hợp thuốc tây và lá lốt khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ

Thăm khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm

Nếu thực hiện các bài thuốc từ lá lốt mà không thấy triệu chứng đau nhức xương khớp thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp

Bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp

Xem thêm:

  • Uống nước gì tốt cho xương khớp? 8 loại đồ uống giúp xương chắc khỏe
  • Gai xương: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị

Trên đây là những thông tin về cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt. Hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính