Lớn lên trong căn nhà phố cổ 18m2 với 7 người chen chúc, không gian sống với tôi là số 1 

Căn nhà thuở xưa, tôi ở với bố, mẹ và các anh, chị em, tổng số 7 người, chỉ vẻn vẹn có 18m2. Tất cả mọi tiện ích như nhà vệ sinh, nhà tắm, khoảng đất trống dùng làm sân chơi, hết thảy đều là của chung.

Tôi còn nhớ như in ký ức về những căn nhà cũ- dấu ấn của một thời mà cho tới bây giờ nhiều người dân vẫn còn phải chịu đựng bất đắc dĩ

Tôi còn nhớ như in ký ức về những căn nhà cũ- dấu ấn của một thời mà cho tới bây giờ nhiều người dân vẫn còn phải chịu đựng bất đắc dĩ

‘Huyền thoại’ phố cổ và 1 lần mở mang tầm mắt 

Tôi vốn sinh ra và lớn lên ở một khu phố cũ ở nội thành Hà Nội, nơi được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Mang tiếng là khu phố cũ ở trung tâm thành phố, nhưng căn nhà tôi ở với bố, mẹ và các anh, chị em, tổng số 7 người, chỉ vẻn vẹn có 18m2. 

Tất cả mọi tiện ích như nhà vệ sinh, nhà tắm, khoảng đất trống dùng làm sân chơi, hết thảy đều là của chung. 

Thời bao cấp, đất nước lại đang có chiến tranh, mọi sự bất tiện ấy đều có thể tạm châm chước được. Nhiều người còn thấy khá “sung sướng” khi được ở trung tâm Thủ đô với đầy đủ mọi tiện lợi: Gần chợ, gần trường học, bệnh viện… thậm chí muốn giết thời gian nhàn rỗi, có thể lê la ở bất kỳ quán nước chè nào hàng tiếng đồng hồ cũng được. 

Thói quen sống tạm bợ “thích gì, làm nấy”, không thích và cũng không muốn tuân thủ các quy tắc cộng đồng chung đã ngấm sâu vào tiềm thức của không ít người dân thành phố trong khoảng thời gian không ngắn.

Nhưng rồi cuộc sống hiện đại đã làm chúng tôi thay đổi quan niệm. Nhiều người không còn vừa lòng với những căn nhà tối tăm, chật hẹp, chen chúc, mang tiếng là ở trung tâm thành phố mà đến nhà vệ sinh cũng phải xếp hàng dùng chung. 

Tôi thích không gian rộng rãi, thoải mái. Nó giúp tôi thấy thư thái và muốn vận động nhiều hơn

Tôi thích không gian rộng rãi, thoải mái. Nó giúp tôi thấy thư thái và muốn vận động nhiều hơn

Người dân bắt đầu mơ về những khu đô thị mới khang trang, rộng rãi, tích hợp đầy đủ mọi tiện nghi công cộng, thuận tiện về giao thông như ở các nước phát triển trong khu vực ngày càng trở nên bức thiết. 

Tôi còn nhớ, cách đây khá lâu, khi mới lần đầu đặt chân lên thành phố Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), tôi đã không khỏi ngỡ ngàng trước các khu đô thị lớn ở đây. 

Mọi thứ đều trật tự, ngăn nắp, quy củ và đặc biệt không có 1 hàng quán nhếch nhác nào cả. Nơi ở ra nơi ở, nơi buôn bán ra nơi buôn bán, nơi giải trí ra nơi giải trí. Lúc đó, tôi cứ ước ao, giá mà đến 1 lúc nào đó, thành phố nơi mình ở cũng có những khu đô thị văn mình, đáng sống như vậy. 

Góc vườn nhỏ của tôi

Góc vườn nhỏ của tôi

Rồi ở Malaysia, Singapore, Thái Lan… những nơi tôi đã đi qua trong những năm tiếp theo, đâu đâu tôi cũng bắt gặp những khu đô thị đáng sống ấy, nơi đã dần thay thế cho các đường phố, chung cư cũ vốn đã tồn tại hàng vài chục năm.

Bước vào một cuộc sống khác 

Cách đây gần 3 năm, với sự giới thiệu của 1 người bạn, tôi đã sang khu đô thị Vinhomes Ocean Park để tham quan, lúc các công trình đang hối hả hoàn thiện.

Cảm nhận đầu tiên của tôi là một không gian sống mới với đầy đủ tiêu chuẩn hiện đại, không chỉ có các khối nhà cao tầng hiện đại, các khu biệt thự với cả phong cách Đông Dương lẫn Địa Trung Hải.

Mà trên hết là các hồ điều hòa được trải cát trắng tự nhiên, các công viên, bể bơi, khu tập thể thao trong nhà và ngoài trời… được bố trí đầy đủ và hợp lý, khiến cho khu đô thị này có những điểm nhấn rất đáng chú ý.

Mật độ xây dựng chỉ dưới 30% cũng khiến người ta cảm thấy đỡ ngột ngạt hơn như khi phải chen chúc trong nội đô. Tất cả đã khiến tôi quyết định về đây sống thử xem sao.

Tôi và ông John - một hàng xóm mới ở Vinhomes Ocean Park.

Tôi và ông John - một hàng xóm mới ở Vinhomes Ocean Park.

Điều duy nhất khiến tôi (có thể cùng như nhiều người khác) lúc ấy băn khoăn là hạ tầng giao thông ở đây thế nào? Liệu có đáp ứng được cho hàng vạn người từ nội đô về đây sinh sống luôn phải di chuyển không? 

Quả thật điều đó cũng có cơ sở phải lo, khi năm đầu về nơi ở mới, dính ngay phải đại dịch Covid-19. Có những ngày, tôi phải mất đến 3 giờ trên xe bus (đón 2 chuyến liên tục) mới về được nội thành. Nhưng rồi mối lo trên đã được giải tỏa ngay, khi những chuyến buýt điện đầu tiên do chủ đầu tư vận hành đi vào hoạt động, liên tục 15 phút/chuyến, kể từ đó đến nay không bị trễ chuyến nào. 

Tuyến đường xe bus chạy lòng vòng thủa đầu, từ cầu Vĩnh Tuy, qua đường Cổ Linh, vòng qua tỉnh lộ 379 mới đến được khu đô thị mới, nay đã được rút ngắn đáng kể với tuyến đường gom mới, chạy dọc bên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Bên cạnh vấn đề giao thông, hầu hết các cư dân trong khu đô thị mới đều khá hài lòng với tình trạng trật tự, kỷ cương đô thị luôn được Ban Quản lý duy trì. Các trường hợp đỗ xe trái phép trên lòng đường, vỉa hè lúc đầu vi phạm chỉ bị nhắc nhở, nhưng với các trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý ngay như khoá bánh, đưa xe về bãi tập trung để tiến hành xử phạt. 

Vấn đề bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè làm chợ cóc, chợ tạm ở đây tuyệt nhiên không có. Chỉ có những shipper luôn chạy qua, chạy lại để giao hàng ở đôi chỗ, đôi nơi có làm rối giao thông đôi chút. 

Ngôi nhà nhỏ nhắn của tôi.

Ngôi nhà nhỏ nhắn của tôi.

Là người Hà Nội, tôi chứng kiến sự thay đổi của cả một vùng đất rộng lớn. Gia Lâm vốn là một trong 4 huyện ngoại thành đầu tiên của Thủ đô Hà Nội thời kỳ đầu mới được giải phóng (10/1954). Thuở ấy, Gia Lâm vốn là mảnh đất hoang sơ gắn chặt với ký ức của nhiều người qua cây cầu Long Biên, cầu Chui, đến đường số 5 (cũ)…

Vậy mà giờ đây khi đến với Gia Lâm, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay quá lớn và nhanh chóng của mảnh đất này, với sự góp mặt của nhiều khu đô thị mới và những tuyến đường giao thông lớn.

Hình dáng một khu đô thị mới thông minh cũng dần được định hình, thông qua cách quản lý qua app của điện thoại thông minh mà BQL thực hiện để thanh toán các khoản phí thường xuyên, ra thông báo nhắc nhở các vấn đề cần thiết cho cư dân…  

Chẳng thế mà Mr. John 68 tuổi, cư dân khu S2.06, đến từ nước Anh, bạn bơi của tôi hàng ngày ở bể bơi 4 mùa trên nóc nhà xe nổi 5 tầng, đã phải thổ lộ: Tao yêu chỗ này lắm!

Sau 3 năm trở thành cư dân của miền đất hứa phía Đông TP Hà Nội, thỉnh thoảng nghĩ về năm tháng cũ khi còn ở trong nội đô, tôi vẫn thầm cảm ơn những chuyến đi đã tạo nên quyết định khiến cuộc sống của tôi trở nên ý nghĩa hơn! 

                                                  Tác giả: Nguyễn Hồng Hải

                                                 S1.01, Vinhomes, Ocean Park

hanh-trinh-ve-phia-dong-1337-1520

Hãy tham dự cuộc thi viết “Hành trình về phía Đông: Nhà mới, cuộc sống mới”

 Chia sẻ câu chuyện về hành trình chuyển nhà, thay đổi lối sống của bạn để nhận nhuận bút 1 triệu đồng và có cơ hội nhận giải thưởng hàng chục triệu đồng.

 Vì sao bạn chuyển nơi sống? Điều gì đã thúc đẩy quyết định mang tính bước ngoặt? Những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện nó?

 Quá trình chuyển khỏi nơi ở cũ, mua nhà, chung cư mới có gì đặc biệt? Hãy kể điều khiến bạn xúc động khi chuyển nhà. Vì sao ở đây trong khi còn rất nhiều nơi khác để lựa chọn?

 Việc sang sống ở khu mới đã khiến cuộc sống thay đổi thế nào? Nó mang lại cho bạn điều gì? Điều tốt đẹp hoặc bài học lớn nhất mà bạn nhận được từ sự thay đổi là gì?

 Thời gian từ 26/6/2023 – 26/8/2023.

 Chi tiết thể lệ, nội dung, giải thưởng TẠI ĐÂY

- Chú thích ảnh: Ông John cùng tác giả trong căn hộ nhỏ nhắn S1.01, KĐT Vinhomes Ocean Park – Gia Lâm – Hà Nội.

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính