Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Khám Đông Y - Y học cổ truyền là gì? Chẩn đoán và điều trị

Y học cổ truyền là một trong những phương pháp điều trị nhiều bệnh lý hiện nay. Có bệnh là phải chữa mà chữa bằng Đông hay Tây Y thì tốt hơn? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về khám Đông Y và những ưu nhược điểm của Y học cổ truyền.

1 Y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền là một thuật ngữ dùng để chỉ ngành y học gắn liền với các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và xuất hiện trước cả Tây Y.

Nền y học này dựa trên sự cân bằng, hài hòa của năng lượng âm dương - ngũ hành, họ cho rằng khi âm dương cân bằng thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, ngược lại khi âm dương bị mất cân bằng sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Người xưa tin rằng có một sinh lực hoặc năng lượng nhất định nào đó bên trong cơ thể gọi là “Qi” (tức là khí) và khí này lưu thông khắp cơ thể. Khi có quá ít hoặc quá nhiều khí trong những đường dẫn năng lượng của cơ thể (được gọi là kinh mạch) hoặc khi dòng khí bị tắc nghẽn, nó sẽ gây ra bệnh tật.

Y học cổ truyền là sự kết hợp giữa lý luận y học phương Đông và kinh nghiệm chữa bệnh dân gian. Có thể nói rằng nét độc đáo nhất của Đông Y là nằm ở cách sử dụng thuốc.

Đông Y hầu như chỉ sử dụng các vị thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên, dựa vào dược tính, hiệu quả của từng vị thuốc kết hợp lại thành một bài thuốc hoàn chỉnh và luôn biện chứng dựa trên từng trường hợp bệnh cụ thể.

Y học cổ truyền thường sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên

Y học cổ truyền thường sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên

2 Phương pháp chẩn đoán trong Đông Y

Vọng chẩn

Vọng chẩn là phương pháp chẩn đoán bệnh sớm nhờ tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện sống của bệnh nhân cũng như là quan sát các dấu hiệu bên ngoài của người bệnh. Y học cổ truyền quan sát chủ yếu là ở mặt, tay, chân, lưỡi, phân, nước tiểu,...

Phương pháp này đã được rút kinh nghiệm và đúc kết qua nhiều thế hệ. Các lương y cho rằng trên mỗi khuôn mặt của con người sẽ có những khu vực không đổi, có mối liên hệ chặt chẽ và thể hiện cho từng tạng, từng phủ khác nhau.

Khuôn mặt có thể được ví như một bản đồ tạng phủ giúp lương y chẩn đoán bệnh sớm

Khuôn mặt có thể được ví như một bản đồ tạng phủ giúp lương y chẩn đoán bệnh sớm

Văn chẩn

Văn chẩn là phương pháp chẩn đoán dựa trên những thông tin do người bệnh cung cấp. Phương pháp này bao gồm 2 phương diện là nghe (thính giác) và ngửi (khứu giác). Các lương y sẽ phải chú ý và lắng nghe âm thanh của người bệnh như tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên hay ngửi thấy mùi phát ra từ người bệnh.

Văn chẩn là phương pháp chẩn đoán bằng cách nghe và ngửi

Văn chẩn là phương pháp chẩn đoán bằng cách nghe và ngửi

Vấn chẩn

Thầy thuốc sẽ nói chuyện với người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân về các vấn đề liên quan đến yếu tố môi trường bên ngoài, tinh thần và lối sống của người bệnh. Việc thu thập các thông tin này sẽ giúp thầy thuốc dễ dàng chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể cho từng trường hợp bệnh.

Vấn chẩn là một trong tứ chẩn của Đông y

Vấn chẩn là một trong tứ chẩn của Đông Y

Thiết chẩn

Thiết chẩn tức là thầy thuốc dùng tay sờ nắn vào một số chỗ nhất định trên cơ thể để xem vị trí và tính chất của bệnh. Thiết chẩn gồm 2 phần là mạch chẩn và xúc chẩn:

  • Mạch chẩn: một phương pháp tuyệt vời của Đông Y, chỉ cần xem mạch là có thể biết được tình trạng thịnh suy của các tạng phủ, mức độ nông sâu và tính chất của bệnh.
  • Xúc chẩn: sờ nắn ở vùng bụng, tứ chi, da thịt, kinh mạch để tìm được các biểu hiện bất thường của cơ thể.

Chỉ cần bắt mạch, các lương y có thể tiên lượng được tình trạng bệnh

Chỉ cần bắt mạch, các lương y có thể tiên lượng được tình trạng bệnh

3 Phương pháp điều trị trong Đông Y

Châm cứu

Châm cứu đã có từ lâu đời, nó là một trong những phương pháp cổ truyền của Y học cổ truyền Trung Hoa.

Các lương y cho rằng trên cơ thể con người có hơn 2.000 huyệt đạo, được kết nối với nhau bằng các con đường dẫn năng lượng (gọi là kinh mạch) và có liên quan chặt chẽ đến từng tạng, phủ. Điều này đòi hỏi các lương y phải am hiểu rõ về hệ thống kinh mạch và các huyệt đạo của cơ thể con người.

Người thực hiện châm cứu sẽ dựa vào nguyên lý này, châm cứu vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác liên quan nếu thấy cần thiết bằng cách dùng những chiếc kim mỏng như sợi tóc, rắn đâm xuyên qua da và kích hoạt các huyệt bằng cách chuyển động nhẹ nhàng hoặc kích thích điện.

Kim châm cứu có thể được làm nóng trong quá trình điều trị hoặc sử dụng một dòng điện nhẹ để kích thích chúng. Khi kim đâm vào, hầu hết mọi người đều cảm thấy nhói và đau nhẹ.

Bằng cách áp dụng châm cứu vào một số điểm huyệt nhất định, điều này sẽ giúp bạn cải thiện được dòng chảy của khí trong cơ thể, từ đó cải thiện sức khỏe của bạn.

Tuy nhiên, không phải bệnh lý nào cũng có thể thực hiện châm cứu. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bằng phương pháp này, tìm một bác sĩ có trình độ chuyên môn và uy tín.

Việc đặt kim không đúng kỹ thuật có thể gây đau trong quá trình điều trị và đảm bảo sử dụng kim vô trùng để tránh gây tình trạng nhiễm khuẩn huyết.

Kim châm cứu có thể được làm nóng hoặc kích thích bởi một dòng điện

Kim châm cứu có thể được làm nóng hoặc kích thích bởi một dòng điện

Uống các loại thảo mộc

Điểm đặc sắc trong điều trị bằng Đông Y nằm ở việc sử dụng các thảo mộc để làm thuốc. Thuốc trong y học cổ truyền được chia làm hai loại:

  • Thuốc Nam: được thu hái và chế biến tại nước ta, phát triển từ thế này sang thế hệ khác.
  • Thuốc Bắc: có nguồn gốc từ Trung Quốc được đưa vào nước ta.

Đông dược hầu hết đều sử dụng thảo mộc để làm thuốc

Đông dược hầu hết đều sử dụng thảo mộc để làm thuốc

Giác hơi kết hợp xoa bóp

Giác hơi hay còn gọi là hỏa liệu pháp, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Liệu pháp này sử dụng những chiếc cốc bằng thủy tinh hoặc bằng tre chuyên dụng đặt trên da để tạo lực hút.

Thông qua tác dụng kích thích bằng nhiệt độ, giác hơi gây ra những phản ứng cục bộ và toàn thân, gây sung huyết tại chỗ, từ đó giải độc cơ thể, giảm đau, giảm viêm và điều trị một số bệnh lý.

Theo y học cổ truyền, giác hơi sẽ giúp cân bằng lại âm dương, sự tích cực và tiêu cực bên trong cơ thể. Khi hai thái cực này cân bằng sẽ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh cũng như khả năng tăng cường lưu lượng máu và giảm đau.

Hiện nay, giác hơi được chia làm ba loại là:

  • Giác hơi “khô”: là phương pháp đun nóng bên trong cốc bằng que lửa, đốt cồn, một ít thảo mộc và giấy. Khi lửa tắt, người thực hiện sẽ nhanh chóng úp cốc lên da của người bệnh.
  • Giác hơi “khí”: là cách thay vì dùng que lửa để làm nóng cốc, các cốc giác hơi này sẽ được áp lên da, người thực hiện tạo ra chân không bằng dụng cụ bơm chuyên dụng. 
  • Giác hơi “ướt”: phương pháp này cần phải chích da trước khi đặt cốc. Khi cốc được áp lên da và hút ngược lên, một lượng máu nhỏ có thể thoát ra từ vị trí chích để loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. 

Giác hơi thường được kết hợp với xoa bóp. Phương pháp này sẽ dùng tay để xoa bóp vào các huyệt trên cơ thể thay vì là dùng kim châm cứu. Tuy nhiên, tác động và độ chính xác của nó không cao bằng châm cứu. Vì vậy, giác hơi thường được áp dụng cho các vấn đề sức khỏe bên ngoài cơ thể người bệnh.

Giác hơi còn có tên gọi khác là hỏa liệu pháp

Giác hơi còn có tên gọi khác là hỏa liệu pháp

Ngồi thiền, tai chi

Thiền cũng được xem là một trong những phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền Trung Quốc. Thiền là sự kết hợp giữa kiểm soát hơi thở và sự chuyển động nhẹ nhàng nhằm tăng cường sức khỏe, tinh thần và thể chất của người bệnh.

Khi nhắc đến thiền, chúng ta thường nghĩ đến hình ảnh người tập thiền đơn giản chỉ là ngồi và thở, nhưng thực sự thiền được chia làm hai loại:

  • Thiền tĩnh: Theo quan niệm của y học cổ truyền Trung Quốc, trong cơ thể con người có một dòng khí. Khi bạn buồn, tức giận hay bị căng thẳng trong công việc, điều này gây ra sự mất cân bằng trong dòng khí do năng lượng bên trong bị ứ đọng và mắc kẹt. Thiền tức là tiếp nhận năng lượng âm thông qua sự tĩnh lặng trong cơ thể và trau dồi năng lượng khí trong tâm trí. Thực hành thiền sẽ giúp thư giãn đầu óc và giảm căng thẳng, từ đó làm điều hòa dòng khí, làm giảm được một số triệu chứng của bệnh.
  • Thiền động: Được biết với tên gọi là Tai chi hoặc Thái cực quyền. Theo các lương y, khi cơ thể thiếu vận động, năng lượng sẽ bị trì trệ và nguồn năng lượng đó phải báo hiệu ra bên ngoài bằng cách biểu hiện bằng các dấu hiệu của bệnh tật. Đặc trưng nổi bật của tai chi là động tác uyển chuyển, chậm rãi kết hợp điều chỉnh hơi thở.Vì vậy, tập tai chi sẽ giúp bạn cân bằng hơn, giảm thiểu tình trạng lo âu và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác .

Tai chi hay còn gọi là thái cực quyền, là một phương pháp chữa bệnh trong đông y

Tai chi hay còn gọi là thái cực quyền, là một phương pháp chữa bệnh trong Đông Y

Liệu pháp Moxibustion

Liệu pháp Moxibustion được sử dụng và điều trị tương tự như châm cứu. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách hơ nóng ở các huyệt đạo trên cơ thể, sử dụng nguyên liệu được đốt từ thảo mộc, nhưng thường là ngải cứu. Sau khi thu hoạch, ngải cứu được xử lý, phơi, sấy, được nghiền nát và cuộn lại thành hình điếu.

Liệu pháp Moxibustion thường được chia làm hai loại chính, trực tiếp và gián tiếp. Theo một nghiên cứu năm 2020, cho thấy ngải cứu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát được cơn đau và giúp ngăn ngừa điều trị bệnh .

Điếu ngải có tính ấm nóng cao, khi đốt lên sẽ giúp cho khí huyết lưu thông dễ dàng hơn. Nó có các công dụng như kích thích dòng khí, tăng cường máu, từ đó sẽ giúp duy trì sức khỏe .

Tuy nhiên, nhược điểm của liệu pháp này là khói và mùi của cây ngải cứu. Nó cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như bỏng, dị ứng hoặc nhiễm trùng. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này trong điều trị nhé!

Moxibustion là liệu pháp đông y được thực hiện bằng cách hơ nóng các huyệt vị trên cơ thể

Moxibustion là liệu pháp Đông Y được thực hiện bằng cách hơ nóng các huyệt vị trên cơ thể

4 Ưu điểm và nhược điểm của y học cổ truyền

Ưu điểm của y học cổ truyền

Các phương pháp và nguyên liệu được sử dụng để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân nhìn chung là khá an toàn.

Thuốc dùng trong điều trị bệnh chủ yếu được lấy từ thiên nhiên, sử dụng các bộ phận như rễ, cây, hoa, lá,... nhờ đó sẽ hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

Y học cổ truyền có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh mãn tính do tính chất lâu dài của các bệnh này. Việc sử dụng thuốc theo Đông Y sẽ hạn chế được tác dụng phụ hơn Tây Y.

Việc sử dụng dược liệu trong y học cổ truyền không chỉ giúp điều trị bệnh mà còn có thể bổ sung các dưỡng chất và mang lại tác dụng làm đẹp cho cơ thể.

Đông y mang lại hiệu quả trong việc điều trị các bệnh mãn tính

Đông Y mang lại hiệu quả trong việc điều trị các bệnh mãn tính

Nhược điểm của y học cổ truyền

Tuy thuốc có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng tác dụng lại diễn ra rất chậm, hơn nữa quá trình bào chế của thuốc Đông Y còn tốn nhiều thời gian và công sức.

Hầu hết thuốc trong y học cổ truyền thường nặng mùi và khó uống đối với những người chưa quen.

Y học cổ truyền có nguồn nhân lực còn thấp, chưa phát triển nhiều về số lượng cơ sở khám chữa bệnh và chất lượng của nhân viên y tế.

Mặc dù đông y tốt cho sức khỏe nhưng tác dụng lại diễn ra rất chậm

Mặc dù Đông Y tốt cho sức khỏe nhưng tác dụng lại diễn ra rất chậm

5 Y học cổ truyền điều trị cho đối tượng nào?

Người có rối loạn về cơ xương và thần kinh

Trong Đông Y, người xưa tin rằng có sự lưu thông khí trong cơ thể. Khi khí huyết không hài hòa sẽ sinh ra bệnh tật, gây rối loạn và mất cân bằng trong cơ thể.

Người cần điều trị tâm lý, rối loạn cảm xúc

Rối loạn tâm trạng là kết quả của di truyền hoặc do các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng như lối sống, môi trường,... Khi có những dấu hiệu bất ổn về tâm lý bạn cần nhanh chóng đến phòng khám để được bác sĩ tư vấn.

Nguyên nhân chính gây rối loạn cảm xúc là do chức năng “sơ tiết” của tạng can (điều hòa can tỳ) đang bị uất kết.

Nguyên nhân chính gây rối loạn cảm xúc là điều hòa can tỳ đang bị uất kết

Nguyên nhân chính gây rối loạn cảm xúc là điều hòa can tỳ đang bị uất kết

Người bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nên cũng có rất nhiều cách để điều trị, trong đó có điều trị bằng Đông Y.

Ưu điểm của việc dùng phương pháp Đông Y để điều trị là có thể chữa khỏi tận gốc bệnh, lành tính với cơ thể và còn có chi phí điều trị rẻ, có tính tiết kiệm.

Sử dụng đông dược có thể chữa tận gốc chứng rối loạn tiêu hóa

Sử dụng đông dược có thể chữa tận gốc chứng rối loạn tiêu hóa

Người cần điều trị triệu chứng do rối loạn phụ khoa, sinh dục

Viêm nhiễm phụ khoa là những tổn thương sinh lý ở phụ nữ do tác động trực tiếp từ bên ngoài và nhiều yếu tố bên trong cơ thể.

Dưới góc độ của y học cổ truyền, viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng thuộc chứng trung khí bất túc, can uất, đàm thấp và thận hư.

Rối loạn này ảnh hưởng đến các hoạt động của các kinh Tâm - Thận - Can - Tỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến xung và mạch châm trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.

Rối loạn là tình trạng ảnh hưởng đến các hoạt động của các kinh Tâm - Thận - Can - Tỳ

Rối loạn là tình trạng ảnh hưởng đến các hoạt động của các kinh Tâm - Thận - Can - Tỳ

Người bị bệnh do rối loạn tuần hoàn

Người ta cho rằng nguyên nhân gây ra các rối loạn tuần hoàn trong Đông Y là do tiên thiên bất túc làm rối loạn công năng về tinh - khí - thần của các tạng, các phủ trong cơ thể. Do tình trạng thiếu khí nên quá trình di chuyển của khí và máu bị cản trở, làm suy yếu các mối nối chặt chẽ giữa tế bào và rối loạn chức năng nội mô mạch máu.

Nguyên tắc điều trị cơ bản là khai thông được các huyệt đạo bị tắc, từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi và hoạt động bình thường của khí, máu và chất lỏng trong cơ thể.

Các bài thuốc Đông Y sẽ làm giãn nở mạch máu não, tăng lưu lượng máu não, bảo vệ tế bào nội mô, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện tình trạng oxy não và ức chế hình thành huyết khối. Từ đó, người mắc rối loạn tuần hoàn sẽ cải thiện được các triệu chứng trên.

Khí huyết bị mất cân bằng sẽ gây ra sự tắc nghẽn, vì vậy gây ra rối loạn về thần kinh

Khí huyết bị mất cân bằng sẽ gây ra sự tắc nghẽn, vì vậy gây ra rối loạn về thần kinh

Các đối tượng khác

Ngoài ra, bạn có thể điều trị bằng Đông Y ở các trường hợp như:

  • Không tìm ra bệnh.
  • Các bệnh mãn tính.
  • Người có tiền sử dị ứng với thuốc Tây.
  • Đã dùng thuốc tây nhưng không hiệu quả.

7 Các câu hỏi thường gặp về Đông Y

Có phải điều trị Đông Y cần thời gian dài?

Đông Y mang lại tác dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh mãn tính, thậm chí có thể hỗ trợ trong một số trường hợp bệnh cấp tính. Tuy nhiên, Đông Y không thể cho tác dụng nhanh chóng tương tự như thuốc Tây Y. Quá trình điều trị bằng Đông Y cũng sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của mỗi người.

Vì vậy, bạn cần phải kiên trì sử dụng theo đúng liệu trình mà bác sĩ chỉ định, chú ý sắc thuốc đúng cách và đúng liều lượng để hạn chế được các tác dụng phụ không mong muốn.

Đông y không có tác dụng nhanh như thuốc tây y

Đông Y không có tác dụng nhanh như thuốc Tây Y

Có phải thuốc Đông Y luôn có vị đắng?

Y học cổ truyền cho rằng thuốc Đông Y gồm có tứ khí và ngũ vị. Tứ khí được coi là dược tính của thuốc bao gồm “lạnh, mát, ấm nóng”. Ngũ vị bao gồm các vị như cay (tân), chua (toan), đắng (khổ), mặn (hàm), ngọt (cam).

Đông Y cho rằng dựa vào từng loại thảo mộc khác nhau thì sẽ có những tác dụng khác nhau và sẽ phù hợp với từng tạng, từng phủ, các kinh lạc riêng biệt.

Đông dược được chia làm năm vị: cay, chua, đắng, mặn, ngọt

Đông dược được chia làm năm vị: cay, chua, đắng, mặn, ngọt

Lý giải về tác dụng phụ và độc tính của thuốc Đông Y như thế nào?

Nói thuốc Đông Y khá an toàn thì không có nghĩa là nó không gây độc tính hoặc tác dụng phụ. Bất kỳ dược liệu nào khi sử dụng không hợp lý cũng sẽ đều gây ra độc tính và các tác dụng phụ không mong muốn.

Thực phẩm ăn hằng ngày có 4 tính: lạnh, mát, ấm và nóng như thuốc Đông Y không?

Thuốc và thực phẩm hầu hết đều có nguồn gốc từ tự nhiên nên cả hai đều có thể được sử dụng làm thuốc. Một số loại thực phẩm cũng có thể được phân loại thành hàn, lương, ôn, nhiệt.

Tuy nhiên, bạn nắm rõ các tính của thực phẩm vì mỗi loại sẽ có một tác dụng khác nhau đối với cơ thể. Ví dụ, một người dễ bị phát ban da do tiếp xúc với nhiệt thì nên sử dụng thực phẩm có tính mát và lạnh để làm giảm triệu chứng bệnh.

Thực phẩm và đông dược đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên đều có thể sử dụng làm thuốc

Thực phẩm và đông dược đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên đều có thể sử dụng làm thuốc

Có phải thuốc Đông Y luôn sắc dạng lỏng không?

Thuốc Đông Y được sử dụng với dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào phương thức điều trị và nhu cầu sử dụng của từng cá nhân. Thuốc Đông Y có nhiều dạng khác nhau như thuốc thang (dạng sắc lỏng), dạng siro, cốm, tán, cao, thuốc hoàn (dạng viên),...

Thuốc được làm dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như thuốc dạng hoàn

Thuốc được làm dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như thuốc dạng hoàn

8 Đối tượng cần thận trọng khi điều trị bằng Đông Y

Người già

Khi cơ thể bị lão hóa do tuổi tác, nhiều cơ quan sẽ bị suy giảm hoặc mất đi chức năng. Hệ tiêu hóa ở người già không còn được hấp thu tốt như trước, dẫn đến phản ứng chậm với thuốc.

Người già thường mắc nhiều bệnh lý phối hợp nên việc dùng nhiều loại thuốc khác nhau trong thời gian kéo dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ hoặc dẫn đến việc tương tác thuốc khiến cho bệnh ngày một trở nặng hơn.

Người già có nhiều cơ quan bị suy giảm, dễ dẫn đến tình trạng chậm đáp ứng với đông dược

Người già có nhiều cơ quan bị suy giảm, dễ dẫn đến tình trạng chậm đáp ứng với đông dược

Trẻ em

Một số trẻ em mắc bệnh chàm da không nên điều trị bằng dược liệu vì nó có sử dụng steroid, có thể làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn nếu sử dụng không đúng cách.

Trước khi điều trị bệnh bằng đông dược cho trẻ em, các lương y cần phải hiểu rõ các sinh lý. Ở độ tuổi này, tạng phủ còn non yếu, thể khí chưa hoàn thiện, hay mắc bệnh mang tính hàn nhiệt, bệnh tình dễ chuyển biến nhưng cũng dễ khỏi nếu được chẩn đoán đúng và nhanh chóng.

Cần nắm rõ sinh lý của trẻ trước khi dùng đông dược

Cần nắm rõ sinh lý của trẻ trước khi dùng đông dược

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Hầu hết các sản phẩm đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên có thể có những thông tin quan trọng về dược liệu mà chúng ta đã bỏ sót. Một số dược liệu có thể gây co bóp tử cung ở phụ nữ mang thai, thậm chí có hại cho thai nhi.

Một số thảo dược có chứa axit aristolochic, có thể gây suy thận và thậm chí là ung thư. Hơn nữa, một số loài khác cũng được cho là có chứa các kim loại nặng như chì, cadmium hoặc thủy ngân. Những điều này có thể gây ảnh hưởng xấu tới bản thân người mẹ và thai nhi.

Nhiều hoạt chất có trong dược liệu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bà bầu và thai nhi

Nhiều hoạt chất có trong dược liệu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bà bầu và thai nhi

Người chuẩn bị điều trị bằng phẫu thuật

Một số dược liệu có thể gây mất máu nghiêm trọng trong quá trình phẫu thuật hoặc tương tác với các loại thuốc được sử dụng trước và sau khi phẫu thuật do chúng làm chậm hệ thần kinh, ví dụ như cây Lạc Tiên (Passiflora foetida L.) .

Người đang sử dụng các thuốc khác

Nhiều người quan niệm đông dược ít độc, lành tính dẫn đến việc lạm dụng thuốc và sử dụng không hợp lý, nhất là những người sử dụng kết hợp cả đông, Tây Y.

Đông dược có thể sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kháng thuốc Tây Y, gây xuất huyết hoặc hạ đường huyết quá mức đối với bệnh nhân sử dụng nhân sâm và thuốc hỗ trợ đái tháo đường.

Vì vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng thuốc, tránh nghe những lời truyền miệng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc kết hợp.

Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng đông tây y kết hợp

Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng đông Tây Y kết hợp

Xem thêm:

  • Các tác dụng của phương pháp châm cứu trong chữa bệnh
  • Đương quy có tác dụng gì? 11 công dụng của đương quy với sức khỏe
  • 7 tác dụng của thục địa đối với sức khỏe bạn nên biết

Dù là Đông Y hay Tây Y cũng đều hướng tới mục tiêu cải thiện sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách sử dụng thuốc sao cho đúng cách để không gây ra những tác dụng phụ gây tổn hại đến sức khỏe của gia đình, bạn bè và chính mình. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính