Hấp tóc là một phương pháp chăm sóc tóc không còn xa lạ với phái nữ, giúp tóc khỏe mạnh, bóng mượt hơn. Hãy cùng tìm hiểu hấp tóc có tác dụng gì và cách hấp tóc vừa an toàn lại hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!
1 Tổng quan về hấp tóc
Hấp tóc là gì?
Hấp tóc là quá trình giúp nang tóc nở to ra bằng cách sử dụng nhiệt độ và độ ẩm từ hơi nước tác động lên da đầu. Nhờ đó, các tạp chất trên da đầu được loại bỏ, tóc trở nên sạch hơn và dễ dàng hấp thu các sản phẩm dưỡng tóc hơn. Ngoài ra, hấp tóc còn hỗ trợ lưu thông máu dưới da đầu tốt hơn, góp phần kích thích tóc mọc chắc khỏe.
Hấp tóc là một trong các bước của chu trình dưỡng tóc
Có nên hấp tóc thường xuyên không?
Hấp tóc là phương pháp chăm sóc tóc hiệu quả, giúp mái tóc trở nên bóng mượt và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng hấp tóc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như tóc nhanh bết, da đầu tiết dầu nhiều và thậm chí làm tổn thương cấu trúc tóc. Tần suất hấp tóc lý tưởng là 1 lần/tháng đối với tóc khỏe mạnh và có thể tăng lên 1 lần/tuần cho tóc hư tổn nặng.
Lạm dụng việc hấp tóc sẽ khiến tóc nhanh bết dính
2 Tác dụng của việc hấp tóc đúng cách, hiệu quả
Ngăn ngừa tóc gãy, rụng
Khi tiến hành hấp tóc, nhiệt độ và độ ẩm từ hơi nước sẽ thúc đẩy lớp biểu bì tóc mở ra, từ đó giúp các sản phẩm chăm sóc tóc dễ thẩm thấu vào sâu bên trong, phát huy tác dụng dưỡng ẩm, giảm gãy rụng và nuôi dưỡng tóc chắc khỏe hơn.
Chăm sóc sức khỏe da đầu
Việc kết hợp sử dụng các sản phẩm dưỡng tóc phù hợp cùng với thói quen hấp tóc đúng cách và thường xuyên không chỉ giúp tăng cường quá trình lưu thông máu mà còn kích thích nang tóc hoạt động khỏe mạnh hơn. Khi đó, các dưỡng chất như protein, lipid, chất dưỡng ẩm sẽ thẩm thấu sâu vào tóc, đồng thời giúp loại bỏ độc tố, gàu, bụi bẩn và tế bào chết ra khỏi da đầu một cách hiệu quả.
Hấp dầu giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích nang tóc khỏe mạnh hơn
Dưỡng ẩm cho da đầu
Việc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất tẩy nhuộm hay tạo kiểu liên tục dễ khiến cho mái tóc của bạn rơi vào tình trạng khô xơ và mất đi độ bồng bềnh tự nhiên. Để cải thiện tình trạng này thì hấp dầu là lựa chọn phù hợp giúp bạn bảo vệ và phục hồi tóc.
Cụ thể là, hấp tóc giúp các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào bên trong da đầu, tạo thành một lớp màng bảo vệ tự nhiên. Lớp màng này giúp khóa ẩm, ngăn ngừa tình trạng mất nước, đồng thời cung cấp các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào da đầu. Nhờ đó, da đầu trở nên mềm mại, giảm tình trạng khô ngứa, bong tróc và tạo điều kiện thuận lợi cho tóc mọc khỏe mạnh.
Hấp tóc giúp tăng cường độ ẩm cho tóc, phục hồi tóc hư tổn
Tăng độ đàn hồi của tóc
Hấp tóc không chỉ giúp dưỡng ẩm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường độ đàn hồi cho sợi tóc. Các dưỡng chất quý trong sản phẩm hấp sẽ thẩm thấu sâu vào từng sợi tóc, giúp phục hồi các liên kết keratin bị hư tổn, từ đó tăng cường độ bền và tính đàn hồi cho tóc.
Hấp tóc giúp mang lại độ óng ả, mượt mà nhờ tăng độ đàn hồi của tóc
3 Hướng dẫn cách hấp tóc an toàn, hiệu quả
Hấp tóc giúp mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho mái tóc và da đầu. Vậy để đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn cần duy trì thời gian và tần suất hấp tóc phù hợp. Cụ thể, tóc khỏe mạnh nên được hấp khoảng 20 phút mỗi lần, 1 lần/tháng. Ngược lại, tóc hư tổn nặng cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn với tần suất 1 lần/tuần.
Tóc khỏe mạnh nên hấp trong 20 phút với tần suất khoảng 1 lần/tháng
4 Một số lưu ý khi hấp tóc
Không lạm dụng việc hấp tóc
Việc hấp tóc thường xuyên có thể khiến lỗ chân lông bị bít tắc bởi các sản phẩm dưỡng tóc, gây cản trở quá trình tiết dầu tự nhiên của da đầu. Đặc biệt là khi sử dụng nhiệt độ cao, tóc dễ dàng trở nên xơ yếu và gãy rụng. Do đó, bạn cần duy trì hấp tóc với tuần suất và thời gian thích hợp.
Không nên lạm dụng việc hấp tóc
Thực hiện búi tóc lên cao
Ngọn tóc là phần dễ bị hư tổn nhất do chịu tác động trực tiếp của thuốc nhuộm, nhiệt độ cao từ máy tạo kiểu tóc, ánh nắng, khói bụi,... Tuy nhiên, khi hấp tóc, phần này lại nhận được lượng dưỡng chất thấp hơn so với phần da đầu và chân tóc. Do đó, tóc nên được búi cao khi hấp để phần ngọn dễ dàng tiếp xúc được với các dưỡng chất, nhiệt độ và độ ẩm từ máy hấp, góp phần gia tăng hiệu quả hấp tóc.
Tóc nên được búi cao khi hấp để phần ngọn dễ dàng tiếp xúc với dưỡng chất, nhiệt độ và độ ẩm
Lưu ý phần sau gáy
Khi hấp tóc, bạn nên chú ý búi hết các sợi tóc sau gáy gọn gàng vào mũ trùm để đảm bảo chúng được nuôi dưỡng một cách đồng đều. Đồng thời, bạn hãy điều chỉnh tư thế sao cho toàn bộ mái tóc được tiếp xúc tối đa với hơi nước nóng, giúp dưỡng chất thẩm thấu sâu vào từng sợi tóc.
Bạn nên búi hết các sợi tóc sau gáy gọn gàng vào mũ trùm để tăng hiệu quả hấp tóc
Gội đầu khi tóc nguội
Trước khi hấp tóc, bạn nên gội đầu bằng sản phẩm phù hợp để loại bỏ bụi bẩn cũng như giúp tóc hấp thụ tối đa dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu không thể gội đầu trước khi hấp tóc, bạn hãy đợi tóc hấp xong và nguội hẳn rồi mới tiến hành gội đầu để tránh làm lãng phí lượng dưỡng chất vừa được tóc hấp thu.
Nên gội đầu trước khi hấp tóc hoặc hấp xong đợi tóc thật nguội rồi mới gội
Không duỗi và nhuộm ngay sau khi hấp tóc
Sau khi hấp tóc, nang tóc cần một khoảng thời gian nhất định để hấp thụ và phát huy tác dụng nuôi dưỡng tóc. Do đó, việc duỗi hoặc nhuộm tóc ngay lập tức sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hấp tóc. Tốt nhất, bạn nên đợi khoảng 7 - 10 ngày để tóc phục hồi hoàn toàn trước khi tiến hành các phương pháp tạo kiểu khác.
Bạn không nên duỗi và nhuộm ngay sau khi hấp tóc
Xem thêm
- Cách gội đầu đúng cách, chuẩn salon giúp giảm gãy rụng.
- Dùng kem chống nắng cho tóc liệu có cần thiết? Cách chống nắng cho tóc.
- 11 mặt nạ dưỡng tóc tại nhà tự nhiên, hiệu quả các nàng nên bỏ túi ngay.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những công dụng tuyệt vời của hấp tóc cũng như cách hấp tóc vừa an toàn lại hiệu quả. Hãy chia sẻ để người thân và bạn bè cùng biết đến nhé!
Bạn đang xem bài viết Hấp tóc có tác dụng gì? Hướng dẫn cách hấp tóc an toàn, hiệu quả tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].