Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì và ăn gì để tốt cho tình trạng bệnh?

Gan nhiễm mỡ là bệnh có thể được điều chỉnh nhờ thực hiện một chế độ ăn hợp lý. Biện pháp này giúp hạn chế tổn thương và tăng cường khả năng tự hồi phục tế bào gan. Cùng tìm hiểu xem bệnh gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì qua bài viết dưới đây nhé!

1 Tổng quát về tình trạng gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý xảy ra do tích tụ chất béo quá mức trong tế bào gan. Trong đó, sử dụng rượu bia thường xuyên và béo phì là những yếu tố nguy cơ chính gây ra tình trạng bệnh.

Bệnh có thể tiến triển thành tình trạng viêm gan nhiễm mỡ, thậm chí có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, ung thư gan và tử vong. Khi tình trạng tiến triển, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng:

  • Mệt mỏi.
  • Giảm cân.
  • Ăn không ngon miệng.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Đau bụng trên bên phải.
  • Vàng da và mắt.
  • Giữ nước (phù nề).

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ chất béo tại gan

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ chất béo tại gan

2 Mối liên hệ giữa bệnh gan nhiễm mỡ và thực phẩm

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bên cạnh việc sử dụng quá nhiều rượu bia, chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong diễn biến của bệnh gan nhiễm mỡ. Chế độ ăn quá nhiều carbohydrate, chất béo bão hòa và protein có thể làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Vì thế, muốn cải thiện tình trạng bệnh, bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp.

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với bệnh gan nhiễm mỡ

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với bệnh gan nhiễm mỡ

3 Bị gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?

Để tránh bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, bạn nên hạn chế sử dụng một số thực phẩm sau:

Chất béo, mỡ động vật

Chất béo có nguồn gốc từ mỡ động vật là chất béo bão hòa chứa nhiều lipoprotein tỷ trọng thấp. Đây được xem là nhóm chất béo xấu, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể. Vì thế, khi ăn nhiều mỡ và nội tạng động vật có thể dẫn đến:

  • Rối loạn mỡ máu.
  • Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Tích lũy chất béo tại gan hình thành bệnh gan nhiễm mỡ.

Người bệnh gan nhiễm mỡ không nên dùng mỡ động vật

Người bệnh gan nhiễm mỡ không nên dùng mỡ động vật

Thực phẩm giàu cholesterol

Chế độ ăn giàu cholesterol có liên quan lớn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Việc tiêu thụ nhiều cholesterol có thể khiến tế bào gan quá tải làm giảm khả năng chuyển hóa nhóm chất này.

Điều này dẫn đến quá trình stress oxy hóa, kích thích giải phóng các cytokine gây viêm và làm tăng thoái hóa mỡ, thậm chí là hoại tử tế bào gan. Vì thế bạn nên hạn chế ăn những nhóm thực phẩm giàu cholesterol như:

  • Nội tạng động vật.
  • Lòng đỏ trứng.
  • Thức ăn vặt được chiên rán ngập dầu.
  • Đồ ăn nhanh.

Bạn nên hạn chế thực phẩm giàu cholesterol để giảm gan nhiễm mỡ

Bạn nên hạn chế thực phẩm giàu cholesterol để giảm gan nhiễm mỡ

Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu hay thịt lợn có hàm lượng protein cao. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến tế bào gan không thể chuyển hóa hoàn toàn thành năng lượng. Từ đó khiến gan tích lũy chất béo có hại và dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ.

Thịt đỏ không nên được sử dụng quá nhiều ở người bệnh gan nhiễm mỡ

Thịt đỏ không nên được sử dụng quá nhiều ở người bệnh gan nhiễm mỡ

Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao

Chế độ ăn nhiều đường, nhất là đường fructose được xem là yếu tố làm tăng rối loạn chuyển hóa, gây ra tình trạng kháng insulin khiến tế bào gan bị suy giảm hoạt động. Từ đó làm tăng tích lũy chất béo tại gan và dẫn đến gan nhiễm mỡ.

Vì thế, để giảm quá trình tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường như:

  • Trái cây có vị ngọt sắc: sầu riêng, mít, xoài, dứa,…
  • Bánh kẹo.
  • Nước ngọt.
  • Đường tinh luyện.

Năm 2015, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo kêu gọi giảm đường trong chế độ ăn để hạn chế các ảnh hưởng của nó đến sức khỏe. Theo đó, mọi người nên giảm lượng đường xuống còn 5 - 10% tổng lượng calo hàng ngày (khoảng 25g).

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên hạn chế thực phẩm nhiều đường

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên hạn chế thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm cay nóng

Tế bào gan mất nhiều năng lượng để có thể phân giải các thực phẩm có vị cay nóng. Vì thế, nếu bạn ăn những đồ ăn có vị cay quá thường xuyên có thể gây quá tải hoạt động của gan và tăng cường tích lũy chất béo. Do đó, người bị gan nhiễm mỡ nên tránh ăn 1 số thực phẩm như:

  • Ớt.
  • Gừng, tỏi.
  • Hạt tiêu.

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ không nên ăn đồ cay nóng thường xuyên

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ không nên ăn đồ cay nóng thường xuyên

Đồ ăn đóng hộp

Để có thể bảo quản lâu dài, đồ ăn đóng hộp thường chứa hàm lượng lớn muối tinh và các nhiều cholesterol có hại. Nếu ăn quá nhiều những đồ ăn này có thể khiến bạn nạp quá nhiều chất béo xấu khiến gan nhiễm mỡ tiến triển nhanh và có thể kèm theo các bệnh tim mạch.

Đồ đóng hộp không tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Đồ đóng hộp không tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Thực phẩm từ bột mì trắng

Bột mì trắng là loại ngũ cốc đã được chế biến và tinh chế làm mất đi một lượng chất xơ khiến hàm lượng đường tăng cao. Vì thế, sử dụng quá nhiều các thực phẩm làm từ bột mì trắng như mì, bánh mì, bánh ngọt có thể gây quá tải cho gan.

Theo 1 nghiên cứu năm 2022 trên 73 người mắc gan nhiễm mỡ không do rượu đã chứng minh rằng, những người ăn ít thực phẩm từ ngũ cốc tinh chế sẽ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa, trong đó có gan nhiễm mỡ. Bạn có thể thay thế ngũ cốc tinh chế bằng:

  • Các loại khoai: khoai tây, khoai lang, khoai sọ.
  • Bột mì nguyên cám, yến mạch, gạo lứt.
  • Ngô, các loại đậu.

Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm làm từ bột mì trắng để giảm tiến triển bệnh

Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm làm từ bột mì trắng để giảm tiến triển bệnh

Các loại bánh phương tây

Các loại bánh ngọt luôn có những hương vị thơm ngon song lại có chứa rất nhiều đường, bơ, sữa và bột mì trắng. Vì thế, người gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn một số bánh ngọt phương Tây như:

  • Bánh ngọt, bánh kem.
  • Bánh cookie.
  • Bánh nướng xốp (muffin).

Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ không nên ăn quá nhiều bánh ngọt

Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ không nên ăn quá nhiều bánh ngọt

Thực phẩm nhiều muối

Chế độ ăn nhiều muối được chứng minh có thể làm trầm trọng hơn tổn thương của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Nồng độ muối quá cao trong cơ thể là yếu tố gây ra stress oxy hóa hình thành quá trình viêm tại tế bào gan.

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, hàm lượng muối nên sử dụng trong 1 ngày với từng nhóm tuổi là:

  • Người trưởng thành: khoảng 5g (gần 1 thìa cà phê).
  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: dưới 1,5g.
  • Trẻ sơ sinh: dưới 0,3g.

Vì thế, bạn và gia đình nên hạn chế ăn quá mặn, tránh ăn hoa quả chấm muối hoặc các thực phẩm đóng gói sẵn có hàm lượng muối cao để giảm tiến triển của gan nhiễm mỡ và các bệnh mạn tính khác.

Ăn nhiều muối không tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ

Ăn nhiều muối không tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ

Đồ uống có gas

Đồ uống có gas được chế biến từ nhiều chất tạo ngọt bao gồm đường tinh luyện. Đây là một nguyên nhân gây quá tải hoạt động chuyển hóa của tế bào gan và gia tăng tình trạng gan nhiễm mỡ. Do đó, người bệnh nên hạn chế dùng đồ uống có gas và nên thay thế bằng các loại sinh tố hoặc nước ép trái cây.

Đồ có gas có thể làm bệnh gan nhiễm mỡ nặng hơn

Đồ có gas có thể làm bệnh gan nhiễm mỡ nặng hơn

Chất kích thích

Các chất kích thích như bia rượu hay đồ uống chứa cồn có thể tổn thương và phá hủy tế bào gan ở nhiều mức độ khác nhau dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan, suy gan và thậm chí ung thư gan. Vì thế, bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên hạn chế sử dụng nhóm chất này.

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ không nên uống quá nhiều rượu

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ không nên uống quá nhiều rượu

4 Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì

Bên cạnh những nhóm thực phẩm có hại cho cơ thể và tế bào gan mà người bệnh nên tránh. Một số loại thực phẩm dưới đây lại có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hóa và bảo vệ gan như:

Rau củ quả

Các loại rau củ quả là nguồn cung cấp lượng lớn chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa. Nhờ vậy, bổ sung rau củ quả vào chế độ ăn có thể giúp:

  • Hạn chế hấp thu chất béo tại đường tiêu hóa.
  • Giảm quá trình stress oxy hóa tế bào.
  • Tăng cường tái tạo tế bào gan.

Chế độ ăn giàu rau củ quả có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh

Chế độ ăn giàu rau củ quả có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh

Dầu thực vật

Người bệnh gan nhiễm mỡ thường kèm theo biểu hiện kháng insulin là rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể. Tuy nhiên, việc tăng cường sử dụng chất béo tốt trong dầu thực vật có thể khiến insulin được sử dụng và hoạt động hiệu quả hơn.

Vì thế, người bệnh gan nhiễm mỡ nên thay thế mỡ động vật sang các loại dầu thực vật.

Dầu thực vật có vai trò cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ

Dầu thực vật có vai trò cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ

Đạm từ trứng sữa thịt cá, đậu đỗ

Đạm là một nhóm chất lớn và cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày nên đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ về số lượng. Tuy nhiên, người bệnh gan nhiễm mỡ lại được khuyến cáo giảm ăn các loại thịt đỏ. Do đó, bạn có thể chuyển sang sử dụng các nguồn đạm khác như:

  • Trứng sữa.
  • Thịt cá, hải sản.
  • Thịt gà trắng.
  • Các loại đậu đỗ.

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn thịt gà để cung cấp protein

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn thịt gà để cung cấp protein

Nhộng tằm, cá tươi

Nhộng tằm và cá tươi chứa nhiều omega 3, các loại acid amin và chất chống oxy hóa polyphenol. Do đó, bổ sung nhộng tằm và cá tươi trong chế độ ăn có thể giúp giảm mỡ máu, kháng khuẩn và bảo vệ sức khỏe của gan.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều nhộng tằm trong 1 tuần. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về liều lượng trước khi ăn nhộng tằm nhé!

Ăn nhộng tằm có thể đem lại lợi ích cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Ăn nhộng tằm có thể đem lại lợi ích cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Thảo dược thiên nhiên

Các loại thảo dược thiên nhiên cũng có chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe và hỗ trợ hồi phục chức năng tế bào gan. Vì thế, bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể dùng một số loại thảo dược hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh như:

  • Hoa, trà atiso.
  • Trà xanh.
  • Món ăn chế biến từ lá sen.

Lá sen là loại thảo dược tốt cho gan nhiễm mỡ

Lá sen là loại thảo dược tốt cho gan nhiễm mỡ

Yến mạch

Yến mạch là loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ và ít tinh bột chuyển hóa nhanh. Do đó, yến mạch thường được dùng trong quá trình giảm cân, cải thiện khả năng chuyển hóa chất trong cơ thể nên phù hợp với bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

Yến mạch giúp hỗ trợ cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ

Yến mạch giúp hỗ trợ cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ

5 Một số lưu ý khi bị gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý tiến triển từ từ theo thời gian do sự tích lũy chất béo dưới tác động của nhiều nguyên nhân. Vì thế, mục đích chính của quá trình điều trị gan nhiễm mỡ là không làm bệnh trở nên trầm trọng dẫn đến xơ gan, viêm gan không phục hồi.

Do đó, bạn nên lưu ý một số điểm sau khi điều trị gan nhiễm mỡ:

  • Nên xây dựng cho mình chế độ ăn khoa học, thường xuyên tập luyện các hoạt động thể chất để kiểm soát cân nặng.
  • Không lạm dụng thuốc, thực phẩm chức năng để bảo vệ chức năng gan.
  • Không quan hệ tình dục không an toàn để hạn chế mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục có thể gây ảnh hưởng đến toàn thân, trong đó có gan.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với máu và chất dịch cơ thể của người khác để tránh các bệnh lý viêm gan lây truyền qua đường máu khiến tiến triển của gan nhiễm mỡ trở nên phức tạp hơn.
  • Hạn chế thức khuya và bỏ hút thuốc lá.

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên bỏ hút thuốc lá

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên bỏ hút thuốc lá

Xem thêm:

  • Bệnh gan nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hồi phục
  • Viêm gan cấp tính: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và cách phòng ngừa
  • Viêm gan: Nguyên nhân, biến chứng nguy hiểm và cách điều trị
  • Gan to cảnh báo bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
  • Nguyên nhân men gan cao có thể bạn chưa biết

Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích khi lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn của bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Bạn hãy chia sẻ thông tin này đến với tất cả người thân và bạn bè xung quanh bạn nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính