Enzyme là một trong những hoạt chất quan trọng của cơ thể, góp phần xúc tác các phản ứng hóa học. Cùng tìm hiểu enzyme có tác dụng gì qua bài viết dưới đây nhé!
1 Tổng quan về enzyme
Enzyme là gì?
Enzyme là chất xúc tác sinh học, đa số có bản chất là protein. Một tế bào chứa hàng nghìn loại phân tử enzyme khác nhau và mỗi loại sẽ đặc hiệu cho một phản ứng hóa học cụ thể.
Enzyme là chất xúc tác sinh học cho các phản ứng trong cơ thể
Phân loại enzyme
Dựa vào loại phản ứng enzyme tham gia xúc tác mà chúng được chia thành một số loại như:
- Oxidoreductases: Phản ứng oxy hóa khử.
- Transferases: Phản ứng trao đổi.
- Hydrolases: Phản ứng thủy phân.
- Lyases: Phản ứng phân hủy.
- Ligases: Nối phân tử ADN và ARN.
- Isomerases: Phản ứng đồng hóa.
Transferases là nhóm enzyme tham gia vào phản ứng trao đổi
Một số enzyme quan trọng
Để đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường, có khoảng 5000 enzyme tham gia vào quá trình xúc tác. Một số loại enzyme quan trọng có thể kể đến như:
- Lipases: là một enzyme tiêu hóa, giúp phân hủy chất béo, được tuyến tụy tiết ra.
- Amylase: có trong nước bọt, giúp chuyển hóa tinh bột thành đường.
- Trypsin: giúp phân hủy protein thành các axit amin.
- Lactase: xúc tác phân hủy lactose thành glucose và galactose.
- Acetylcholinesterase: xúc tác quá trình phân hủy chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine trong hệ thống thần kinh và cơ.
- Helicase: xúc tác quá trình giãn xoắn và tách mạch đơn DNA.
- DNA polymerase: xúc tác quá trình tạo ra DNA bằng deoxyribonucleotide.
Lipases là một enzyme tiêu hóa, giúp phân hủy chất béo
2 Cơ chế hoạt động của enzyme
Cơ chế hoạt động của enzyme được mô tả lần đầu tiên vào năm 1894 theo mô hình "ổ khóa - chìa khóa". Điều này có nghĩa là mỗi enzyme sẽ có một hình dạng nhất định và chúng chỉ hoạt động khi có cơ chất khớp chính xác với hình dạng của nó.
Tuy nhiên, một mô hình mới hơn đã ra đời mô tả hoạt động của enzym đó là mô hình khớp cảm ứng. Khi xuất hiện cơ chất, hình dạng enzyme tương ứng có thể thay đổi hình dạng để khớp với cơ chất.
Đa số enzyme chỉ có thể hoạt động trong điều kiện nhất định như:
- Hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ 37 độ C.
- Trong môi trường bất thường như pH quá thấp hoặc quá cao có thể khiến cho enzyme bị biến tính.
- Môi trường hoạt động thuận lợi của mỗi loạn enzyme cũng khác nhau như pH thuận lợi cho enzyme trong dạ dày hoạt động là 1,5, pH thuận lợi cho enzyme trong ruột non hoạt động là 8.
Enzyme hoạt động theo mô hình khớp cảm ứng
3 Các vai trò của enzyme đối với cơ thể
Hỗ trợ tiêu hóa
Enzym tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh phản ứng hóa học biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể tiêu hóa được. Enzyme tiêu hóa có ở các vị trí như nước bọt, tuyến tụy, túi mật, gan,...
Enzyme thúc đẩy quá trình tiêu hóa hiệu quả
Vai trò hoạt hóa
Enzyme cũng có vai trò hoạt hóa các phản ứng. Khi enzyme kết hợp với các chất (quá trình phosphoryl hóa enzyme) sẽ tăng hiệu quả gắn của enzyme với cơ chất, khiến cho phản ứng hóa học của cơ thể xảy ra hiệu quả hơn.
Enzyme cũng có vai trò hoạt hóa các phản ứng
Vai trò ức chế
Đôi khi để làm giảm hoạt động của các phản ứng chuyển hóa thì enzyme cũng đóng vai trò quan trọng. Khi xuất hiện tín hiệu của cơ thể, enzyme sẽ tách khỏi cơ chất để giảm hoạt động. Một số chất liên quan đến quá trình này như:
- Chất ức chế cạnh tranh: Phân tử này kết hợp với cơ chất để ngăn không cho enzyme kết hợp với cơ chất.
- Chất ức chế không cạnh tranh: Phân tử này kết hợp với enzyme để tạo ra cấu trúc không phù hợp với cơ chất, khiến cho phản ứng không được xúc tác.
- Chất ức chế không thể đảo ngược: Đây là chất liên kết với enzyme vĩnh viễn khiến cho enzyme này không xúc tác cho phản ứng nữa.
Một số enzyme cũng có vai trò ức chế phản ứng
Hỗ trợ trao đổi chất
Quá trình trao đổi chất của cơ thể được xúc tác nhiều từ các enzyme. Các enzyme này sẽ hỗ trợ phản ứng để sản sinh ra các chất dao động quanh mức độ cân bằng nhất có thể.
Enzyme hỗ trợ quá trình trao đổi chất hiệu quả
Tăng cường hệ miễn dịch
Khi xuất hiện các kháng nguyên, bạch cầu hay đại thực bào nhanh chóng tiết ra các enzyme thúc đẩy phản ứng tổng hợp các hợp chất kháng khuẩn, cũng như các phản ứng phân hủy lớp bảo vệ tế bào vật lạ, khiến cho quá trình tiêu diệt kháng nguyên thuận lợi.
Enzyme giúp tăng hiệu quả của quá trình miễn dịch
4 Cách sử dụng enzyme hiệu quả, an toàn
Với từng loại bệnh cụ thể, phụ thuộc vào việc có thể sản xuất ra enzyme hay không mà sẽ có cách dùng khác nhau. Hiện nay, enzyme tiêu hóa là enzyme được sử dụng để cung cấp để điều trị chứng khó tiêu trong viêm tụy, ung thư tuyến tụy, xơ hóa nang tụy,...
Liều lượng mà người bệnh sử dụng sẽ cá nhân hóa theo từng bệnh cũng như thời gian sử dụng. Vì vậy, để đạt được an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi sử dụng enzyme, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ
5 Thiếu hụt enzyme nguy hiểm như thế nào?
Thiếu hụt enzyme là gì? Triệu chứng nhận biết thiếu hụt enzyme
Thiếu hụt enzyme là tình trạng nồng độ enzyme trong cơ thể không đủ dẫn tới các phản ứng của cơ thể do enzyme xúc tác bị ảnh hưởng. Đây thường là bệnh lý di truyền ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Tùy vào từng loại enzyme thiếu hụt mà các triệu chứng của cơ thể cũng khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng thiếu hụt enzyme tiêu hóa thường gặp:
- Đầy hơi, chướng bụng.
- Đau bụng.
- Tiêu chảy, phân mỡ.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Thiếu hụt enzyme tiêu hóa sẽ dẫn tới đau bụng
Một số hội chứng do thiếu hụt enzym ở người
Một số loại thiếu hụt enzyme thường gặp là:
- Thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD): Việc thiếu hụt enzyme này sẽ khiến cho các gốc tự do dễ tấn công tế bào hồng cầu gây ra tan máu.
- Thiếu hụt chuyển hóa glucose: Đây là tình trạng thiếu hụt enzyme chuyển hóa tinh bột thành đường glucose.
- Rối loạn dự trữ glycogen: Cơ thể dự trữ glucose để sử dụng lâu dài dưới dạng glycogen. Khi cơ thể bị thiếu hụt enzyme sẽ ảnh hưởng đến quá trình này gây nên rối loạn đường trong máu. Một số bệnh lý thường gặp có thể kể đến như bệnh Pompe hoặc bệnh Cori.
Thiếu G6PD sẽ dẫn tới tan máu khi tiếp xúc với một số hoạt chất, dược chất
6 Đối tượng nên sử dụng enzyme
Một số đối tượng nên sử dụng enzyme tiêu hóa có thể kể đến như:
- Người mắc bệnh hoặc gặp vấn đề về tụy: Tụy là cơ quan sản xuất ra enzyme tiêu hóa nên những người gặp vấn đề về tụy cần được cung cấp enzyme để tránh ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể.
- Người ăn kiêng, thể trạng suy kiệt, nghiện rượu: Chế độ ăn kiêng cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng của tuyến tụy. Vì vậy những người ăn kiêng cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng những sản phẩm này.
- Người phải tiếp xúc với hóa chất độc hại: Một số chất độc có thể ảnh hưởng đến chức năng của enzyme. Vì vậy những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại cần phải được đánh giá phù hợp.
Những người điều trị ung thư tụy cần sử dụng enzyme tiêu hóa
7 Lưu ý khi sử dụng enzyme
Ai không nên sử dụng enzyme?
Một số đối tượng không nên sử dụng enzyme như:
- Người mắc các bệnh về tụy (viêm tụy, ung thư tụy,...): Không nên sử dụng những enzyme không kê đơn vì liều lượng cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc có thể làm loãng máu hoặc dùng thuốc kháng viêm.
- Bệnh nhân đang hoặc vừa trải qua phẫu thuật.
Những người loét dạ dày không nên sử dụng enzyme
Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng enzyme
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng enzyme là:
- Rối loạn tiêu hóa: Đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, ợ nóng.
- Các phản ứng khác: Đau đầu, nghẹt mũi, chóng mặt, chảy máu mũi, đau họng.
Ngoài các tác dụng phụ này, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng dị ứng cấp tính hơn như :
- Khó thở.
- Sưng miệng, mặt, môi, lưỡi.
- Đau ngực.
- Phát ban, ngứa.
Enzyme có thể gây tác dụng phụ là buồn nôn
Xem thêm:
- Whey protein là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của whey protein
- Creatine là gì? 6 tác dụng của Creatine đối với cơ thể bạn cần biết
Enzyme là một trong những chất xúc tác quan trọng của cơ thể. Vì vậy, trong trường hợp cần bổ sung, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu thấy bài viết hữu ích, hay chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Bạn đang xem bài viết Enzyme có tác dụng gì? Top 6 vai trò của enzyme đối với cơ thể tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].