Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Dùng biện pháp dân gian chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần lưu ý gì?

Thời gian gần đây, tình hình dịch tay chân miệng gia tăng ở nhiều thực hành. Trên các hội nhóm, nhiều bậc phụ huynh đã chia sẻ các cách chữa trị bệnh này theo phương pháp dân gian. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau để biết có nên dùng các biện pháp dân gian chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hay không và lưu ý khi điều trị bệnh này bạn nhé!

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng (Hand, Foot, and Mouth Disease - HFMD) là một bệnh nhiễm trùng virus nhẹ, thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Bệnh này thường gây ra các triệu chứng như sốt, nổi ban đỏ trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong miệng.

Tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng do virus gây sốt, phát ban chủ yếu ở trẻ nhỏ

Tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng do virus gây sốt, phát ban chủ yếu ở trẻ nhỏ

1 Nên áp dụng các biện pháp dân gian để chăm sóc trẻ bị tay chân miệng không?

Giao mùa là khoảng thời gian mà trẻ dễ mắc tay chân miệng nhất. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não và thậm chí có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

Nhiều phụ huynh thường áp dụng các bài thuốc dân gian như dùng rau sam, diếp cá để trị tay chân miệng cho trẻ. Tuy nhiên, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh những bài thuốc này có tác dụng điều trị tay chân miệng. 

Việc sử dụng các phương pháp đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh. Chúng giúp giảm các triệu chứng của bệnh mà không thể loại bỏ hoàn toàn bệnh tay chân miệng.

Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thay vào đó, nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu của bệnh, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Các phương pháp dân gian không điều trị triệt để bệnh tay chân miệng

Các phương pháp dân gian không điều trị triệt để bệnh tay chân miệng

2 Cách phòng ngừa trẻ bị tay chân miệng

Rửa tay và vệ sinh thường xuyên

Các bậc phụ huynh nên rửa tay trong ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hắt hơi, xì mũi hoặc ho.

Thường xuyên khử trùng đồ vật và các khu vực chung

Virus tay chân miệng có thể tồn tại trên bề mặt các đồ vật hay tay nắm cửa, sàn nhà... Do đó, bạn nên vệ sinh khu vực sinh hoạt thường xuyên, đặc biệt là nơi có nhiều người qua lại để loại bỏ virus bằng xà phòng hay thuốc tẩy clo pha loãng với nước.

Khử trùng đồ vật tại khu vực chung giúp phòng tránh tay chân miệng

Khử trùng đồ vật tại khu vực chung giúp phòng tránh tay chân miệng

Tránh cho trẻ tiếp xúc gần với người bệnh

Tay chân miệng là bệnh có tỷ lệ lây lan cao qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu của tay chân miệng, hay khi trẻ mắc bệnh thì bạn cũng cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc người khác để tránh bệnh lây lan rộng hơn.

Người bệnh mắc tay chân miệng nên hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ

Người bệnh mắc tay chân miệng nên hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ

3 Chăm sóc và điều trị tay chân miệng tại nhà

Cách ly và vệ sinh 

Trong trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bạn cần cho con nghỉ học và các ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với các trẻ em khác để tránh phát tán, lây lan bệnh.

Trong khoảng thời gian này, bạn cũng cần chú ý vệ sinh kỹ cho trẻ, rửa tay thường xuyên, vệ sinh xung quanh các vết loét và giữ sạch môi trường sống.

Cách ly trẻ nhỏ và vệ sinh thường xuyên giúp trẻ mau khỏi bệnh

Cách ly trẻ nhỏ và vệ sinh thường xuyên giúp trẻ mau khỏi bệnh

Chế độ dinh dưỡng

Trẻ cần được bổ sung đủ nước, nếu dưới 24 tháng tuổi trẻ cần được cung cấp đầy đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ nên cho trẻ ăn những món mềm, mát như hoa quả, súp để làm dịu các cơn đau họng, đau rát miệng.

Bên cạnh đó, mẹ không nên cho trẻ ăn những thực phẩm như cam, quýt, bưởi. Những thực phẩm này có tính axit có thể gây nóng rát cổ họng, làm nghiêm trọng hơn tình trạng đau họng.

Trẻ mắc tay chân miệng cần được bổ sung đủ chất lỏng như nước. sữa

Trẻ mắc tay chân miệng cần được bổ sung đủ chất lỏng như nước. sữa

Thuốc điều trị

Bố mẹ có thể hỏi bác sĩ về việc cân nhắc có nên sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen cho trẻ hay thuốc hạ sốt nếu như trẻ sốt cao kéo dài. Bạn không nên tự ý cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ liệu trẻ có cần uống thuốc giảm đau hạ sốt hay không

Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ liệu trẻ có cần uống thuốc giảm đau hạ sốt hay không

Theo dõi sát tình trạng bệnh

Bạn nên theo dõi sát tình hình của trẻ, đặc biệt trong 3 ngày đầu mắc bệnh. Nếu trẻ sốt cao kéo dài (trên 38,5°C) và có các dấu hiệu bất thường về thần kinh như suy nhược, buồn ngủ, cáu gắt... thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để nhận được sự chăm sóc phù hợp.

Bạn nên theo dõi sát tình hình của trẻ trong 3 ngày đầu mắc bệnh

Bạn nên theo dõi sát tình hình của trẻ trong 3 ngày đầu mắc bệnh

Xem thêm:

  • Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà bạn cần biết
  • Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi?
  • Cách trị tay chân miệng cho bé nhỏ tại nhà an toàn, phụ huynh cần biết

Chân miệng là tình trạng thường gặp ở trẻ em, gây nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Phụ huynh cần cân nhắc kết hợp các biện pháp dân gian trị chân tay miệng với thuốc tây y. Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích, hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính